Suy nhược cơ thể khi mang thai và những điều cần lưu ý

Trong thời kì mang thai, bà bầu có sự thay đổi lớn về nội tiết tố bên trong cơ thể cộng với một tác nhân gây bệnh như căng thẳng trong cuộc sống, ít được nghỉ ngơi, chế độ ăn uống không đủ chất… lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.  Vậy để hiểu kĩ hơn về căn bệnh này xin mời các bạn cùng nhau tìm hiểu qua bài viết suy nhược cơ thể khi mang thai và những điều cần lưu ý.

Bệnh suy nhược cơ thể khi mang thai

1/ Suy nhược cơ thể khi mang thai là gì?

Theo thống kê có khoảng 80% tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh suy nhược cơ thể trong đó có 20-30% gặp ở các chị em đang mang thai và tình trạng này sẽ ngày càng tăng lên trong môi trường sống hiện nay. Suy nhược cơ thể là hiện tượng rối loạn phức tạp dẫn đến mệt mỏi, khó chịu. Lâu ngày bệnh sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, thể chất. Đặc biệt là  sự phát triển của thai nhi.

2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh suy nhược cơ thể khi mang thai

  • Tâm trạng luôn buồn bã, lo lắng, hồi hộp.
  • Mất tập trung.
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều ( giấc ngủ thay đổi bất thường).
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực ( VD: Nghĩ về cái chết, muốn tự tự mỗi khi buồn…).
  • Thay đổi thói quen ăn uống ( sợ ăn nhiều, ăn các món ăn lạ…)
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau họng, đau các cơ tay và chân…..

3/ Mắc bệnh suy nhược cơ thể khi mang thai do đâu?

  • Do di truyền:

Suy nhược cơ thể cũng là căn bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền nếu trong gia đình bạn có bố, mẹ hoặc ông, bà đã từng mắc phải căn bệnh này thì thế hệ con cháu cũng không ngoại lệ. Hoặc suy nhược cơ thể gây ra do trước đó người bệnh cũng đã từng mắc phải căn bệnh này rồi.

  • Tác dụng phụ của thuốc tây y:

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường hay sử dụng một số loại thuốc tây y như: kháng sinh nhóm aminoside, colistine, neomycine; Thuốc có chứa muối magnesium,  thuốc giãn cơ, phenobarbital, benzodiazepine… gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như cơ thể mệt mỏi, đau cơ. Hiện tượng này kéo dài liên tiếp trong khoảng 3-4 tuần, các chị em sẽ có nguy cơ mắc chứng suy nhược cơ thể rất cao.

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm:

Mang thai trong giai đoạn đầu một số chị em thường bị chứng ốm nghén, không muốn ăn ảnh hưởng đến việc ăn uống không đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng…. khiến cho cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch rất lớn. Tình trạng này kéo dài trong 3 tháng đầu tiên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các mẹ bầu, nặng hơn là dẫn đến suy nhược cơ thể.

  • Bị căng thẳng thường xuyên:

Một số trường hợp thường xảy ra như công việc  áp lực, vợ chồng cải vả thường xuyên, cơ thể bị mất cân bằng các hoocmom, lo lắng về kinh tế…  Khiến tâm lí của các bà bầu bị ảnh hưởng rất lớn và có nguy cơ dẫn đến buồn bã, lo lắng…

Ngoài ra, suy nhược cơ thể còn ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác như: Bị chấn thương, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh mất ngủ, trầm cảm…..

4/ Hậu quả bị suy nhược cơ thể khi mang thai

Theo ThS. BS. Lê Thị Hải ( Giám đốc trung tâm dinh dưỡng_ Viện dinh dưỡng quốc gia chuyên tư vấn và điều trị các bệnh suy nhược cơ thể hiệu quả nhất hiện nay) cho biết. Ở các chị em phụ nữ khi mang thai, suy nhược cơ thể xuất hiện và kéo dài mà không kịp thời phát hiện và khắc phục sớm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cụ thể như sau:

 

Sức khỏe yếu,  mắt lờ mờ mất tập trung, mí mắt bị hụp sâu,  khuôn mặt kém sắc trông mất sức sống. Ảnh hưởng đến việc nhai nuốt thức ăn, người không muốn ăn uống cơ thể bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Các cơ tay, cơ chân yếu dần khiến người bệnh đi đứng không vững, dễ vấp ngã, tay chân khó nhúc nhích. Bệnh nặng hơn, bệnh nhân cảm thấy khó thở, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Còn đối với thai nhi trẻ không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thì cơ thể không  được phát triển toàn diện, khi sinh ra bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh còi xương, dị tật….

Thấy được những nguy hiểm do suy nhược cơ thể gây ra chắc chắn tất cả các chị em phụ nữ khi mang thai không bao giờ mong muốn. Do đó để phòng ngừa  cũng như khắc phục bệnh hiệu quả các chị em cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Một số vấn đề cần  lưu ý bị suy nhược cơ thể khi mang thai

  • Chế độ ăn uống:

Ăn uống rất quan trọng, ăn uống không chỉ giúp cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh mà còn góp phần trong việc cải thiện bệnh đạt kết quả nhanh hơn. Muốn vậy, người bệnh nên ăn uống có khoa học, ăn đúng bữa,  bổ sung một số món ăn giúp cơ thể nhanh  chóng phục hồi sức khỏe như: gà ác hầm thuốc bắc, canh mộc nhĩ nấu với giò heo, thịt heo hầm, cháo cà rốt nấu với hạt sen  và một số vitamin A, C, E, nhóm B có trong rau củ quả, omega3 trong các loại cá, quả óc chó, các loại đậu….

Nếu cảm thấy quá trình ăn uống gặp khó khăn thì hãy bổ sung  ngay một số loại sữa, tảo mặt trời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đào thải các độc tố, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng. Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước trong ngày nhé !

  • Cải thiện công việc:

Sức khỏe của bà bầu rất quan trọng,  bạn không nên tập trung quá nhiều vào công việc để gây áp lực mà thay vào đó hãy chọn những công việc nhẹ, đơn giản ít suy nghĩ để làm và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, du lịch, mua sắm sẽ tốt  hơn.

  • Ngủ đúng giờ, đúng giấc:

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ giấc ( buổi tối từ 21h00- 5h00 sáng, buổi trưa trong khoảng thời gian 30phút- 1 tiếng) sẽ giúp cho cơ thể luôn trong trạng thái ổn định.

  • Giữ tinh thầ n luôn thoải mái:

Tinh thầ n thoải mái, bớt căng thẳng, lo âu sẽ giúp người bệnh thoát được nổi ám ảnh từ tâm lí ( nguyên nhân gây bệnh suy nhược cơ thể) bà bầu sẽ không bị ảnh hưởng tới sức khỏe và tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi nếu tâm lí thường xuyên bị căng thẳng, áp lực nặng có thể dẫn đến sảy thai.

  • Tập thể dục điều đặn mỗi ngày:

Nên dành khoảng thời gian từ 30-40 phút để luyện tập một số bài tập thể dục nhẹ từ yoga giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn và tốt cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này.

Việc khắc phục bệnh bằng các biện pháp trên nhưng vẫn không có phần cải tiến mà khiến cho bệnh ngày càng trở nên nặng hơn kèm theo các triệu chứng bất thường như: ho, cảm thấy nói khó, mệt mỏi khi mở miệng, ăn uống vướng víu, bị nghẹn, nôn mửa… thì ngay lập tức hãy đến bệnh viện để khám và điều trị  theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc đối với những trường hợp lo lắng căng thẳng quá mức bạn nên gặp bác sĩ tư vấn tâm lý để nói chuyện, tại đây các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết, đồng thời giúp bạn trở nên bình tỉnh hơn, kiểm soát hành vi của bản thân.

Hi vọng qua những kiến thức mà chuyên trang chuatribenhmatngu.com cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về suy nhược cơ thể là gì và mức độ nghiêm trọng mà bệnh gây ra để từ đó bản thân chúng ta nên phòng tránh và khắ c phục bệnh ngay từ lúc ban đầu.

Chia sẻ thêm:

Bình luận

Suy nhược cơ thể khi mang thai và những điều cần lưu ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *