Những biểu hiện của suy nhược cơ thể bạn cần đặc biệt lưu ý
Triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể thường thấy là cạn kiệt sức lực, biếng ăn, mệt mỏi, căng cơ, choáng váng nhẹ. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Vì thế bạn cần biết rõ để nhận biết chính xác bệnh.
Khi mắc bệnh suy nhược cơ thể, nếu không tiến hành điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Từ đó, làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh và chất lượng làm việc của não bộ, khiến cho người bệnh khó tập trung hơn. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc một số biểu hiện suy nhược cơ thể mà bạn nên chú ý để nhận biết sớm và có cách chữa trị ngay.

Nội dung bài viết bao gồm:
1. Suy nhược cơ thể là gì?
2. 9 triệu chứng của bệnh suy nhược cơ thể
3. Suy nhược cơ thể khác với mệt mỏi thông thường ở điểm nào?
4. Một số lưu ý cho người bệnh suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là gì?
Theo bác sĩ Lê Hùng, Chủ tịch Hội Đông y TP HCM, thì suy nhược cơ thể là hiện tượng cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài nhưng không phải do làm việc quá sức hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Khi gặp phải tình trạng này, có thể nhận thấy sức khỏe của chúng ta đang bị giảm sút nghiêm trọng và cần được khắc phục ngay.
Các triệu chứng suy nhược cơ thể phát triển từ từ cho đến khi bạn nhận biết được triệu chứng thì bệnh đã được biểu hiện ở giai đoạn mới. Lúc này, dù cho bạn có nghỉ ngơi cả ngày hay cả tuần vẫn không làm giảm triệu chứng mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, khi phát hiện những biểu hiện khó chịu trong người thì nên khám và điều trị ngay, bên cạnh đó nên tìm hiểu rõ các biểu hiện của bệnh suy nhược cơ thể để phòng tránh đúng cách.
9 triệu chứng của bệnh suy nhược cơ thể
Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh suy nhược cơ thể được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Chúng thường được nhận biết qua một số triệu chứng đặc trưng như:
1- Rối loạn giấc ngủ
Là triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể có thể nhận biết trước tiên. Lúc này, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ, khó ngủ hàng đêm. Tình trạng này kéo dài dẫn đến thiếu oxy não, cộng thêm với việc bổ sung dưỡng chất không đầy đủ cho quá trình tái hoạt động dẫn đến hiệu suất làm việc giảm dần. Đây là điều kiện làm xáo trộn về tâm trạng và hành vi, thường xuyên gặp ác mộng, đau đầu, giảm trí nhớ, ù tai, khó tập trung, hay quên và luôn ở trạng thái không thể tỉnh táo.
2- Cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, biếng vận động
Không chỉ làm cơ thể mất tập trung mà những biểu hiện của bệnh suy nhược cơ thể còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vì lúc này, các cơ luôn trong trạng thái đau nhức, vô lực, người luôn mệt mỏi, không muốn làm gì. Ngay cả việc nằm dài trên giường cũng không giải quyết được tình trạng mệt mỏi này. Nhưng lúc này việc tập thể dục hay chơi những môn thể thao ưa thích cũng không còn hứng thú gì đối với người bệnh.
3- Rối loạn cảm xúc là triệu chứng tiêu biểu
Ở những người bị suy nhược cơ thể thì cảm xúc cũng có sự thay đổi thất thường, hay nổi nóng, cáu gắt, hồi hộp, lo âu, đôi khi lại khá nhạy cảm và dễ bị kích động bởi các yếu tố bệnh ngoài. Biểu hiện rối loạn cảm xúc kéo dài có thể gây ra hiện tượng trầm cảm và người bệnh không thể tự tìm thấy lối thoát.
4- Không hứng thú với mọi thứ xung quanh
Có thể bạn là người hoạt bát, năng nổ nhưng khi đã mắc chứng suy nhược cơ thể thì dường như bạn đã thay đổi hoàn toàn. Lúc này, bạn tỏ ra thờ ơ với mọi thứ xung quanh và chẳng còn hứng thú với chúng.
5- Da, niêm mạc bị khô do suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể kéo theo hiện tượng rối loạn nội tiết và khiến cho độ ẩm dưới da bị mất cân bằng. Chúng được biểu hiện với trạng thái khô môi, da nứt nẻ, bong tróc da chân, tay, viêm loét, nhiệt miệng,… Vì vậy, hiện tượng khô da được xem là triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể điển hình nhất.

6- Thèm ăn một cách bất thường
Một số nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, khi bị suy nhược cơ thể người bệnh thường có xu hướng thèm ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo một cách mất kiểm soát. Lý giải nguyên nhân này, các chuyên gia cho rằng do sự mất cân bằng trong nguồn năng lượng dự trữ đòi hỏi cơ thể phát ra tín hiệu đòi hỏi dung nạp. Đây được xem là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi bị thiếu hụt năng lượng.
Tuy nhiên, việc bổ sung này không được kiểm soát chặt chẽ không những không có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể mà ngược lại còn làm trầm trọng thêm triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng của căn bệnh này. Vì vậy, đây cũng được xem là lý giải phù hợp cho thắc mắc người bệnh béo phì vẫn có nguy cơ mắc chứng suy nhược cơ thể.
7- Rối loạn tâm, sinh lý
Dấu hiệu cụ thể là mệt mỏi, đau họng, hạch cổ sưng, viêm gây đau, kèm theo các triệu chứng khác như đầy bụng, táo bón, cảm giác da như có kiến bò hay kim châm, mỏi cơ, hay bị chuột rút và đau nhức xương khớp nhất là đau lưng, nhưng không có dấu hiệu sưng nóng hay sưng đỏ… Các triệu chứng này khiến người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, khó chịu, một số trường hợp kiệt sức, dễ ngất xỉu, gầy yếu, da xanh xao, người bệnh sút cân và đổ mồ hôi trộm.
8- Rối loạn chức năng thần kinh
Suy nhược cơ thể tăng nguy cơ ức chế chức năng thần kinh, suy giảm trí nhớ, khó tập trung trong công việc hay học tập, người thụ động hơn. Nếu không được khắc phục đúng cách, suy nhược cơ thể dẫn đến các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.
9- Suy giảm chức năng tình dục
Triệu chứng bệnh suy nhược cơ thể gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, gây trạng thái tâm lý suy sụp, không muốn giao tiếp hay quan hệ tình dục. Chính những biểu hiện này đã khiến cho chất lượng tình dục của các cặp đôi bị suy giảm do mất khoái cảm, không hứng thú. Ở nam giới còn xuất hiện triệu chứng bất lực, xuất tinh sớm và dẫn đến các sang chấn tâm lý.

Các triệu chứng này thường nặng trong vòng một đến hai tháng đầu, ở nhiều người, các triệu chứng dần biến mất và người bệnh có thể tự phục hồi, nhưng có những người khác không thể phục hồi như ban đầu và kéo dài đến vài năm.
Suy nhược cơ thể khác với mệt mỏi thông thường ở điểm nào?
Các biểu hiện của suy nhược cơ thể với mệt mỏi thông thường có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Nhưng các bạn cũng nên biết rằng:
– Mệt mỏi thông thường được biểu hiện ngay sau khi làm việc quá sức và chỉ biểu hiện trong thời gian ngắn, có thể khỏi sau khi nghỉ ngơi.
– Còn đối với suy nhược cơ thể, chúng thường phát triển khá chậm và chỉ nhận biết các biểu hiện này một cách từ từ. Mặc dù bạn có nghỉ ngơi, bổ sung chất dinh dưỡng nhiều cỡ nào thì cơ thể vẫn không mất đi triệu chứng mệt mỏi đó. Hãy nhận biết chính xác biểu hiện bệnh suy nhược cơ thể để điều trị phù hợp hơn.
Một số lưu ý cho người bệnh suy nhược cơ thể
Suy nhược quá nặng sẽ dẫn đến suy nhược mãn tính. Đây là một tình trạng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi sâu rộng, không cải thiện khi nghỉ ngơi, gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
Để điều trị suy nhược cơ thể, người bệnh cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Bồi bổ cơ thể: Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng gà, đậu tương… để khắc phục tình trạng giảm sút cơ thể. Nếu cảm thấy ăn uống không ngon miệng thì có thể thay đổi cách chế biến, ăn làm nhiều bữa hoặc xay nhỏ hay nấu chín kỹ.
- Giữ tinh thần thoải mái: Giảm áp lực công việc để tinh thần thoải mái. Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya và tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp với tình trạng của cơ thể. Không nên ôm đồm quá nhiều việc dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và làm cho tình trạng suy nhược cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, không tự ý kết hợp thuốc, bỏ ngang liệu trình khi chưa được sự đồng ý của chuyên gia.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu, ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày.
- Hãy thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập, để nâng cao thể trạng, tập các bài thể dục nhẹ nhàng còn giúp người bệnh cải thiện về mặt tâm lý. Thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe là những bài tập vận động được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.
Tuy nhiên, một số người cho dù ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, không bị căng thẳng về tâm lý và không có các bệnh mắc kèm nhưng vẫn thường xuyên bị suy nhược cơ thể. Lúc này, hãy khám và điều trị suy nhược cơ thể theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để khắc phục các tình trạng trên, bạn có thể đến với Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, trong đó có thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên trưởng khoa nội, khoa khám bệnh bệnh viện y học cổ truyền trung ương. Đến đó, bạn sẽ được bác sĩ khám, bắt mạch, tư vấn và kê đơn thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh. Đơn thuốc là sự kết hợp các loại thảo dược từ thiên nhiên cải thiện nhanh chóng tình trạng suy nhược cơ thể, giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu và chức năng của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Đây là giải pháp toàn diện giúp người bệnh phục hồi cơ thể mà không gây ra bất cứ các tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
→ Lời kết: Biểu hiện của suy nhược cơ thể thường không khó để nhận biết, nhưng hãy hết sức thận trọng vì nó còn có những biểu hiện kèm theo. Để nhận biết các biểu hiện này chính xác hơn, các bạn nên đặt vấn đề với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp một cách tỉ mỉ và chuẩn xác hơn. Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây có thể giúp ích cho việc phát hiện bệnh suy nhược cơ thể sớm nhất.
Kiến thức hữu ích bạn nên xem: