Suy nhược cơ thể ở trẻ em không nên xem thường, nhiều ý kiến cho rằng, bệnh suy nhược cơ thể thường chỉ gặp ở người lớn, người già sức yếu. Tuy nhiên, ngày nay do cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực, ở trẻ em trong độ tuổi học tập, vui chơi cũng có nguy cơ mắc bệnh suy nhược cơ thể mà các bậc cha mẹ không hề hay biết.
Tìm hiểu về bệnh suy nhược cơ thể ở trẻ em
[1] Bệnh suy nhược ở trẻ em là gì?
Suy nhược cơ thể ở trẻ em là thuật ngữ dùng để diễn tả trạng thái trẻ đang bị ốm yếu hay suy dinh dưỡng khiến cho mọi hoạt động thường ngày cùa trẻ bị trì tuệ. Ban đầu suy nhược cơ thể chỉ làm trẻ có cảm giác mệt mỏi, biếng ăn,da mặt xanh xao, sụt cân… về sau bệnh phát triển nặng nếu như các bậc phụ huynh không kịp thời phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và sức khoẻ của trẻ.
[2] Nguyên nhân gây bệnh suy nhược cơ thể ở trẻ em
Khác với người lớn, ở trẻ em suy nhược cơ thể được xác định bởi một số tác nhân gây bệnh như sau:
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng:
Ở trẻ em việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, ở một số trẻ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phát triển, tình trạng nỳ kéo dài trong khoảng thời gian dài, trẻ có nguy cơ thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Trẻ biếng ăn:
Đối với các bé từ 2-4 tuổi thường có biểu hiện biếng ăn, thích uống sữa. Sữa không thể nào cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện. Nếu các mẹ không tìm ra phương pháp xử lí kịp thời giúp khắc phục thói xấu của trẻ thì nguy cơ trẻ mắc bệnh về suy nhược cơ thể là rất cao.
- Do mắc các bệnh viêm nhiễm:
Trẻ em thường dễ mắc phải các bệnh lí viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, giun sán, bệnh trào ngược dạ dày khi mắc phải một trong những căn bệnh bệnh trên, trẻ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn. Đối với các bậc cha mẹ thường chăm trẻ theo cảm tính cứ trẻ bệnh là ra ngoài thuốc tây để mua thuốc về chữa trị. Khi dùng một số loại thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ chúng không chỉ có khả năng tiêu diệtcác vi khuẩn có hại gây bệnh mà còn có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.
- Ảnh hưởng tâm lí:
Đối với người lớn áp lực có thể là công việc, cuộc sống gia đình, xã hội… Cò nđối với trẻ em ở độ tuổi từ 3 tuổi trở lên trẻ đã nhận thức sớm. Việc mâu thuẫn giữa bố mẹ với nhau, hoặc trẻ thường hay bị la mắng, khi đi học bị thầy, cô bạn bè triêu chọc, bạo lực…. trẻ sẽ có cảm giác buồn tủi, sợ sệt, lo lắng… lâu ngày chính những vấn đề này sẽ tác động rất nhiều đến sức khỏe của trẻ làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như thể chất của trẻ.
[3] Biểu hiệu suy nhược cơ thể ở trẻ em
+ Trẻ sụt cân: Việc không đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ sẽ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng để chuyển hóa năng lượng trên cơ thể nên sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến trẻ bị sụt cân.
+ Da dẻ xanh xao: Đối vơi những trẻ bình thường sẽ hoạt động rất tốt thường hay vui chơi chạy nhảy, gương mặt rất tươi. Tuy nhiên, đối với những trẻ mắc bệnh suy nhược cơ thể các bậc phụ huynh sẽ nhận thấy gương mặt bé thật xanh xao, da mặt và da toàn thân tái nhợt, kém hồng hào. Môi tím tái hoặc nhợt nhạt, kết mạc mắt có màu trắng hoặc hồng nhợt thay vì đỏ hồng như các bé đang khoẻ mạnh khác.
+ Trẻ biếng ăn: Trẻ có cảm giác ăn uống không ngon miệng (lạt miệng hoặc đắng miệng), nước bọt khô. Mỗi bữa thường ăn được rất ít và cảm giác buồn nôn và nôn.
+ Khó thở, mệt mỏi: Khi quan sát các bậc cha mẹ sẽ thấy nếu trẻ bị suy nhược cơ thể ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân còn có cảm giác khó thở, qúa trình trao đổi oxy tại mao mạch thành phế nang ở phổi không đủ mạnh khiến cơ thể trẻ bị thiếu oxy, dẫn đến nhanh kiệt sức. Hơn nữa, sức khỏe về tim mạch và hô hấp cũng giảm đáng kể.
+ Rối loạn giấc ngủ: Trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mơ hồ, hay quấy khóc lúc nửa đêm mắt thâm quầng. Cơ thể không tái tạo các tế bào tốt, não không được nghỉ ngơi trong giấc ngủ, phổi hoạt động yếu nên thiếu oxy khi ngủ…khiến trẻ thường hay giật mình, tỉnh giấc.
+ Rối loạn tiêu hóa: Vì không biết trẻ bị suy nhược cơ thể nên các bậc cha mẹ thường cho trẻ ăn uống khẩu phần ăn đa dạng cung cấp nhiều thịt, dầu mỡ hoặc cho trẻ ăn quá no… trẻ sẽ cảm thấy khó tiêu, bụng lình sình khó chịu. Một số trẻ thường hay tiêu chảy hoặc táo bón hoặc xen kẽ nhau. Đây là dấu hiệu cơ thể báo động hệ tiêu hóa củacác bé đang suy yếu dần, nguy cơ tiềm tàng dẫn đến thiếu dinh dưỡng và ứ trệ độc tố trong cơ thể.
Suy nhược cơ thể ở trẻ em không nên xem thường
Qua kinh nghiệm nhiều năm công tác và làm việc tại bệnh viện nhi, PGS. TS Nguyễn Văn liệu từng nói:
Việc theo dõi chăm sóc trẻ là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm đối với con em mình hiện nay. Suy nhược cơ thể không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ, nếu không phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng lâu ngày bệnh sẽ gây ra một số hệ lụy như.: Viêm phổi, tiêu chảy cấp, hen suyễn, sốt kéo dài, lao phổi, bệnh lý về máu , bệnh tim bẩm sinh …
Về việc suy nhược cơ thể ở trẻ dẫn đến các bệnh liên quan về đường hô hấp như như đã nói trên (viêm phổi, suyễn ) sẽ khiến bé cảm thấy khó thở, mệt không muốn hoạt động. Ở một số trẻ sẽ có nhưng cơn ho, khó thở kèm theo. .. Khi trẻ mệt mỏi , ăn kém , kèm theo triệu chứng hô hấp hay tiêu hóa thì nhất định phải bạn không nên chủ quan tình hình sức khoẻ của con em mình mà hãy đưa cháu đến bệnh viện để thăm khám kỹ lường, phát hiện bệnh lý kịp thời.
Trường hợp suy nhược cơ thể do mắc các bệnh về đường tiêu hoá khiến trẻ có nguy cơ nôn ói nhiều, hoặc tiêu lỏng nhiều lần dẫn đến cơ thể thiếu nước rất nguy hiểm đến tính mạng nếu như không kịp thời khắc phục. Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng “tình trạng dinh dưỡng thiếu hụt, không đúng cách hoặc ở trẻ có vấn đề về dị ứng đạm sữa bò hay một số thức ăn khác cũng làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất và hình thàng nên chứng suy nhược cơ thể.
♥ Lời khuyên:
Là một bác sĩ chuyên tư vấn và điều trị bệnh lí có liên quan đến suy nhược cơ thể Tôi khuyên rằng sự phát triển ở trẻ em vấn đề rất cần thiết nhưng không phải trẻ nào cũng có thể phát triển tốt. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải quan sát theo dõi chặt chẽ về cân nặng, chiều cao, trí tuệ và các hoạt động thường ngày của trẻ (nếu trẻ ăn ít nhưng hoạt động tốt, phát triển ngôn ngữ vận động tốt thì không có gì phải lo lắng. Ngược lai trẻ phát triển quá tốt về cân nặng và chiều cao nhưng lại chậm về vận động, không linh hoạt, cảm giác mệt mỏi thường ngày…. thì phải có những biện pháp hỗ trợ kịp thời) tránh để xảy ra những điều không hay.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên tạo cho trẻ một mái ấm gia đình hạnh phục không có sự cải vả, mâu thuẫn gia đình. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ phải cân đối, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài để trẻ có thể vui chơi, học hỏi nhiều hơn và cho trẻ tập một số bài tập thể dục vừa sức giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
Bạn nên xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!