Khán giả: Trần Thị Thanh Bình_ Đà Lạt hỏi:
Chào bác sĩ, Tôi muốn hỏi mắc bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không. Tôi năm nay 37 tuổi trước đây Tôi có tiền sử mắc bệnh suy nhược thần kinh nên đã được điều trị hiệu quả tại bệnh viện Y Dược TP. HCM. Tuy nhiên, thời gian gần đây do công việc làm ăn gặp rắc rối, Tôi thường hay gặp áp lực nhiều và có cảm giác mệt mỏi, cáu ghét, hay bị mất ngủ nhiều lần… những triệu chứng trên giống hệt với căn bệnh suy nhược thần kinh mà Tôi đã từng bị. Vì điều kiện xa xôi và không có thời gian để lên thành phố khám lại nên Tôi muốn tự khắc phục bệnh tại nhà bằng cách nghỉ ngơi. Thế nhưng điều khiến Tôi băn khoăn nhất đó chính là cách làm này không biết có thật sự mang lại hiệu quả không, mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
(Gmail: Tranthanhbinh2015@gmail.com)
Bác sĩ giải đáp:
Chào bạn Thanh Bình!
Bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không?
Theo thống kê hiện nay, tỉ lệ người mắc phải bệnh suy nhược thần kinh chiếm khoảng 6-7% và còn số này không dừng lại ở đây mà chúng ngày càng gia tăng. Bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp…. được biết suy nhược thần kinh là bệnh lí có liên quan đến thần kinh do rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên.
Khi mắc phải chứng bệnh này cơ thể bạn có cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tâm trạng nóng nảy, dễ bị kích động, thường hay cáu ghét, dễ bị xúc động, mất ngủ, suy giảm trí nhớ hoặc mất tập trung trong công việc…. Ngoài ra, ở một số người bệnh suy nhược cơ thể còn gặp phải chứng , thở nông, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai…
Bệnh suy nhược thần kinh có tự khỏi được không. Xin được trả lời là bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi nếu như người bệnh mắc phải bệnh suy nhược thần kinh ở mức độ nhẹ và bệnh nhân xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sau đó tuân thủ theo đúng phác đồ tự điều trị tại nhà cụ thể như sau:
- Được biết suy nhược thần kinh gây ra bởi một số tác nhân chủ yếu như căng thẳng kéo dài trong cuộc sống, môi trường làm việc đầy áp lực hoặc có thể là do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên…Để khắc phục bệnh trước hết bệnh nhân cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến mình mắc phải căn bệnh này là do đâu để từ đó có biện pháp khắc phục bệnh sao cho phù hợp.
- Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cũng cần phải bố trí công việc thật khoa học để có thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao hợp lý (nên tập môn thể dục đi bộ,bài tập dưỡng sinh, yoga…) để có tinh thần thoải mái, lạc quan hơn. Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ giấc, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin đặc biệt là nhóm vitamin B (B1; B6). Tạo thói quen ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya, không uống nước trà đặc, cà phê và chất kích thích từ bia, rượu.. sẽ không làm chủ được hành vi của mình khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, bạn cần phải tìm cho mình một người bạn tri kỉ biết lắng nghe những chia sẻ của bạn để bạn có thể tin tưởng giải bày tâm sự mỗi khi buồn, giải tỏa lo âu, stress… và chính người bạn này sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích giúp bạn cảm thấy dễ chịu và có suy nghỉ mở mang hơn mà không gặp phải bế tắc trong cuộc sống.
Lời khuyên từ PGS.TS. BS Bùi Quang Huy
Theo chia sẻ PGS.TS. BS Bùi Quang Huy ( chuyên tư vấn và điều trị các bệnh có liên quan đến thần kinh) cho biết: Trong thời gian điều trị bệnh từ 3-4 tuần quan sát và theo dõi nếu thấy bệnh không có chuyển biến theo chiều hướng tích cực thì người bệnh cần phải đến trung tâm y tế chuyên khoa thần kinh để khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải một số biến chứng do bệnh gây ra như: gây rối loạn toàn cơ thể, rối loạn tiết niệu, mắc các bệnh lí về hệ tiêu hóa, bệnh về tim mạch…
Tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh bằng các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc nhức đầu… mà không có sự đồng ý của bác sĩ sẽ gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốnkhiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và việc điều trị sẽ gặp khó khăn.
Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn Thanh Bình và một số bạn đọc giả đang thắc mắc về vấn đền nay sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để có hướng điều trị bệnh đạt kết quả tốt.
Chia sẻ thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!