Đau đầu uống thuốc gì để chữa trị nhanh chóng? [ Bạn cần biết rõ]

Thời gian qua, bộ phận kết nối độc giả của Ban biên tập Chuatribenhmatngu.com đã nhận được nhiều thắc mắc của độc giả về cách chữa bệnh đau đầu, thuốc chữa đau đầu hiệu quả là gì hay khi bị đau đầu nên uống thuốc gì để chữa trị… Hôm nay, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin phải hồi để các bạn tham khảo và có hướng chữa bệnh hiệu quả.

Uống thuốc gì chữa đau đầu nhanh chóng
Đau đầu gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Do đó, nhiều người cần tìm thuốc chữa đau đầu nhanh chóng

Đau đầu uống thuốc gì để chữa trị nhanh chóng?

Đau đầu là một chứng bệnh rất phổ biến gặp phải ở nhiều người với nhiều trạng thái, thể bệnh khác nhau như đau cả đầu, đau nửa đầu. Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng công việc, tâm lý của người bệnh. Đau đầu có thể là do các nguyên nhân từ bên ngoài môi trường và thói quen sống của mỗi người tác động như: làm việc quá sức, áp lực công việc gây ức chế hệ thần kinh dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt; do thời tiết thay đổi đột ngột; thói quen uống nhiều rượu bia, chất kích thích như trà đặc, cà phê, hút thuốc lá; do làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn….

Bên cạnh đó, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh phức tạp có liên quan, chủ yếu nhất là các bệnh về thần kinh (thiếu máu não, u não,…), bệnh tim mạch, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản, viêm tai giữa; bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ, vai gáy… Khi bị đau đầu bạn có thể tham khảo và sử dụng một số loại thuốc dưới đây giúp khắc phục cơn đau một cách nhanh chóng:

1/ Thuốc panacetamol:

Thuốc Paracetamol (acetaminophen) là thuốc giúp giảm đau và hạ sốt, được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, cảm sốt… mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng thích hợp, nếu dùng quá liều có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Đau đầu uống thuốc gì
Thuốc Paracetamol chữa đau đầu, hạ sốt nhanh chóng

Liều tối đa của paracetamol cho người lớn là 4g (4000mg)/ ngày. Trong trường hợp người bệnh đau đầu sử dụng thức uống có cồn thì nên sử dụng 2g/ ngày còn đối với trẻ em và phụ nữ mang thai thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

2/ Thuốc aspirin:

Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau đầu nhẹ đến đau vừa hay đau nặng. Cũng giống với thuốc Paracetamol việc sử dụng thuốc Aspirin cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh đau đầu, mức độ bệnh và đối tượng bị bệnh để được sử dụng với liều lượng thích hợp. Tuyệt đối không sử dụng thuốc theo cảm tính nếu dùng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho hệ tiêu hoá, gan, thận, mắt, da…. khiến tình trạng sức khoẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau đầu nên uống thuốc gì
Thuốc Aspirin giảm tình trạng đau đầu nhanh nhưng không được sử dụng quá liều

3/ Thuốc Ibuprofen:

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid được dẫn xuất từ acid propionic. Cũng tương như những loại dược phẩm chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Đối với bệnh đau đầu thuốc có tác dụng giảm đau đầu từ mức độ nhẹ cho đến vừa.

Bị đau đầu uống thuốc gì
Thuốc Ibuprofen giảm đau từ nhẹ đến vừa

4/ Thuốc phòng bệnh thuộc nhóm ức chế bêta và ức chế Canxi:

Nếu đau đầu xảy ra với tần suất nhiều hơn 2 lần/tháng thì cần phải uống thuốc phòng bệnh thuộc nhóm ức chế bêta (bao gồm Propranolol, Timolol, Nadolol) và ức chế calci (Nifedipin). Tuy nhiên, phải có sự chỉ dẫn, kê đơn và theo dõi của bác sĩ.

Bị đau đầu nên uống thuốc gì
Propranolol ( ức chế beta) và Nifedipin ( ức chế Calci)

Những điều cần lưu ý khi uống thuốc chữa đau đầu

Mặc dù các loại thuốc chữa đau đầu có khá nhiều công dụng. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó, khi sử dụng các loại thuốc chữa đau đầu này bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Không dùng thuốc chữa đau đầu khi đã quá hạn sử dụng. Một số hóa chất mạnh trong thuốc có thể gây tử vong bất cứ khi nào sau ngày hết hạn.
  • Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc mang nhãn mác giống các thuốc uy tín. Do đó, cần đọc kỹ thành phần của thuốc để không sử dụng các sản phẩm giả mạo hay có độc tính hóa chất cao, gây quá liều, ngộ độc.
  • Nhất định không được sử dụng các thuốc giảm đau đầu cùng với rượu hay các thức uống có cồn, chất kích thích. Các chất này có thể làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Đau đầu nên uống thuốc gì là thích hợp
Thận trọng khi dùng các thuốc đau đầu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Người đang có vấn đề về gan không được tự tiện sử dụng thuốc  panacetamol. Người bị loét dạ dày, tá tràng, có tiền sử bị bệnh hen suyễn, phụ nữ giai đoạn cuối thai kỳ, đang cho con bú, người bị các bệnh liên quan đến chứng rối loạn đông máu không sử dụng thuốc aspirin và Ibuprofen.  Trẻ dưới 16 tuổi không được sử dụng thuốc aspirin.
  • Với những người có vấn đề về các bệnh hô hấp như co thắt phế quản, suy hô hấp,… hay các bệnh như suy tế bào gan,suy tim, hen suyễn,  các vấn đề về thần kinh,… phải hết sức cẩn thận với các thuốc đau đầu. Đây là những đối tượng rất dễ chịu tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc giảm đau đầu có thể gây tác dụng phụ như gây mất nước, dẫn đến táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn.
  • Thuốc giảm đau đầu không phải là một thuốc an toàn để có thể sử dụng thường xuyên. Uống thuốc quá liều có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc, nghiện thuốc, làm bệnh tình không thuyên giảm mà nguy hiểm hơn.

→ Như đã nói trên, các loại thuốc mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ có tác dụng nhanh chóng làm giảm cơn đau đầu, ngăn ngừa tình trạng sốt và các triệu chứng có liên quan. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thực hiện các  động tác xoa bóp làm giảm đau. Tạo tinh thần thoải mái, giảm lo lắng, stress. Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên. Tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và từ bỏ thói quen uống nhiều bia rượu, cà phê, thuốc lá.. giúp khắc phục chứng đau đầu cách hiệu quả

Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu vẫn thường xuyên tái phát sau khi sử dụng thuốc kết hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh trên thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc, đến trung tâm y tế để khám và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

→ Thông tin cần nắm:

Bình luận

Đau đầu uống thuốc gì để chữa trị nhanh chóng? [ Bạn cần biết rõ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *