Làm thế nào để phòng được bệnh rối loạn tiền đình đang là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Với nhiều người, phòng bệnh vẫn hơn là trị bệnh nên họ luôn tìm cách phòng ngừa tốt nhất bệnh rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Ban đầu là những cơn chóng mặt, đau đầu, hoa mắt ở mức độ nhẹ nhưng càng về sau, nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy những cơn đau day dẳn và kinh khủng hơn, nguy hiểm hơn có thể là ù tai, giảm thị lực, thậm chí là giảm khả năng trí nhớ. Rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân cảm thấy luôn mệt mỏi, đầu óc mất tập trung, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt.
Từ trường hợp cụ thể của một số người bị rối loạn tiền đình mà nhiều người đã có ý thức tìm hiểu bệnh cũng như cách phòng tránh.
Vì sao lại bị rối loạn tiền đình và rối loạn tiền đình phòng tránh bằng cách nào là điều mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đây trong bài viết này.
Vì sao bị rối loạn tiền đình
Với nhiều người khi phát hiện ra mình bị bệnh thì hoang mang không biết vì sao mình bị như thế. Chính vì vậy, trang bị cho mình những kiến thức về một số bệnh lý là một điều cần thiết. Bởi hiểu rõ căn nguyên gây bệnh mới chữa được tận gốc và lâu bền.
Rối loạn tiền đình do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Stress ( căng thẳng, lo lắng, mất ngủ,..): đây là nguyên nhân hàng đầu của các vấn đề về thần kinh trong đó có rối loạn tiền đình. Khi bị stress cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol dẫn đến các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh về tim mạch,… đặc biệt gây tổn thương trực tiếp đến hệ thống thần kinh, dẫn đến rối loạn tiền đình.
- Thiếu máu não: đây là tình trạng bệnh mà động mạch dẫn máu đến nuôi não không đầy đủ do xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu khiến não không được cung cấp đủ lượng máu.
- Rối loạn tiền đình còn có thể gây ra do hậu quả của một số bệnh lý như: viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, u não hay nặng nhất là chấn thương sọ não,…
- Điều kiện khách quan từ môi trường sống hay chủ quan từ thói quen sinh hoạt cũng gây ra rối loạn tiền đình. Môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn, có thể bị nhiễm chất độc hại như các loại thuốc trị bệnh (y dược sĩ ), hóa chất ( người nghiên cứu hóa học, nông dân tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu,…), do sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… ăn uống không lành mạnh,.. sẽ gây ra rối loạn tiền đình.
- Người bị thiếu máu não, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, người bị thiếu máu sau chấn thương,…
- Những người lao động trí óc, phải chịu nhiều áp lực từ công việc ( nhân viên văn phòng, giáo viên,..) hay học sinh, sinh viên -những đối tượng phải tiếp xúc với lượng bài vở quá nhiều
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Bên cạnh đó, một số đối tượng sau cũng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình:
- Người bị thiếu huyết huyết áp hay huyết áp cao
- Người bị các vấn đề về thần kinh như rối loạn tâm lý, viêm dây thần kinh, suy nhược thần kinh, tâm thần,…
- Người bị các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
- Người có nồng độ cholesterol trong máu cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…
- Người cao tuổi khi các cơ quan bị suy yếu, lão hóa,…
- Người sử dụng quá nhiều rượu, bia và các chất kích thích
- Người quan hệ tình dục không đều đặn
Những cách phòng bệnh bị rối loạn tiền đình
Dân gian vẫn ví von câu ” Mất trâu mới lo làm chuồng” quả là không sai, thậm chí còn châm ngôn y học đúng đắn. Nói như vậy, bởi vì phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh. Hãy cùng nghe Th.S, BS Nguyễn Lê Bá Thắng- Phó Trưởng Khoa Thần Kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM hướng dẫn các cách phòng bệnh rối loạn tiền đình như sau:
1.Sử dụng thuốc luôn tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Không phải bất cứ loại thuốc nào tốt cho sức khỏe hay phòng ngừa được một số bệnh lý mà không có tác dụng phụ. Trong một số loại thuốc tây y chữa bệnh có chứa các thành phần như: thuốc kháng axit, thuốc kháng viêm ibuprofen, nicotine,… Với một số người, nếu bị dị ứng với các thành phần này có thể gây ra: ứ nước, tăng tình trạng ù tai, làm đông máu,tắt nghẽn mạch máu, máu khó lưu thông, huyết áp tăng đột ngột,…
Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Làm như vậy thứ nhất tránh được việc sử dụng thuốc quá liều gây các tác dụng phụ ngoài mong muốn, thứ hai là ta biết thuốc nào mới đúng để chữa trị bệnh ta đang mắc phải.
2.Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của con người, bởi nó sẽ cung cấp một lượng dưỡng chất khá lớn cho cơ thể nuôi sống các hoạt động như học tập, làm việc, sinh hoạt,..
Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, bạn cần chú ý các bổ sung các thực phẩm như sau:
- Ăn nhiều rau củ quả: theo các nghiên cứu cho thấy trong một số rau củ quả có chứa rất nhiều hàm lượng tốt cho người bị rối loạn tiền đình như rau bina, khoai tây, bông cải xanh, đậu nành, nấm, cà chua, cam quýt bưởi,…
- Ăn nhiều cá vì trong cá có chứa nhiều DHA và Omega-3 tốt cho hệ tim mạch và não bộ.
- Bổ sung đầy đủ hàm lượng axit folic có trong những thực phẩm như: rau ăn lá có màu xanh đậm, măng tây, lòng đỏ trứng, dây tây, bơ, các trái cây họ cam quýt, các loại hạt,…
- Cung cấp dưỡng chất từ các thực phẩm giàu vitamin B6 như sữa, thịt, cá hồi, trứng, khoai lang, gan gà, ức gà, chuối, đậu hà lan,…
- Thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp ích để phòng ngừa rối loạn tiền đình như: ổi, ớt chuông, bông cải xanh, su hào, kiwi, dứa, đu đủ, dâu tây, các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi,…
- Vitamin D cũng rất thích hợp để phòng ngừa rối loạn tiền đình có trong: đậu phụ, pho mát, sữa đậu nành, yến mạch, sữa chua, tôm, dầu gan cá, gan bò,…
- Uống đủ nước thường xuyên khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng các thực phẩm sau:
- Tránh dùng các thực phẩm chức nhiều mỡ động vật ( lợn, bò,…)
- Hạn chế dùng dầu cọ, dầu dừa vì hàm lượng axit béo no rất cao, không tốt cho huyết áp cũng như hệ thống mạch máu.
- Không nên ăn những thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, chocolate, nước tăng lực, trái cây sấy khô
- Không nên ăn những món ăn chiên rán vì có thể gây béo phì, tiểu đường, ung thư,…
- Hạn chế ăn thịt đỏ vì chứa hàm lượng cholesterol cao, dễ gây béo phì, tiểu đường, bệnh Alzheimer
- Không nên uống các loại thức uống có gas, rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…. Những chất này khiến bạn bị đau đầu, ù tai.
Bài viết hữu ích cho bạn: Bị bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì mới tốt?
3. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Một trong những phương pháp phòng ngừa hay điều trị bệnh rối loạn tiền đình được tin dùng nhất là tập luyện thể dục thể thao.
Với những người làm việc văn phòng, cần chú ý không nên tiếp xúc với màn hình máy tính quá lâu. Cách tốt nhất là sau 45-60 phút, bạn nên đứng lên đi lại, vận động chân tay, có thể làm một số bài tập nhỏ như xoay cổ, ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái, vươn vai,… Thực hiện những động tác nhẹ nhàng từ 8-10 lần.
Mỗi buổi sáng nên thức dậy sớm dành ra 30- 45 phút để luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chạy bộ, cầu lông,… Nếu có thời gian thì cũng nên dành ra 30-45 phút để đi bộ vào buổi chiều tối để tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái hơn.
4. Chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, để phòng tránh rối loạn tiền đình cần phải sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, đi ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức.
Với những người làm việc trong phòng máy lạnh thì chú ý nhiệt độ vừa phải phù hợp với cơ thể, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
5.Thay đổi thói quen, lối sống
Ngoài các cách phòng tránh trên thì thay đổi thói quen và lối sống cũng là một điều cần thiết. Hạn chế tiếp xúc với các môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn. Chú ý không nên để đèn quá sáng khi ngủ, không ngồi một chỗ quá lâu khiến máu khó lưu thông, tránh tiếp xúc hay ngửi các chất liệu hay thực phẩm có mùi nồng, kích thích.
Nên hạn chế việc phải leo trèo cao, khi đi ô tô không nên đọc sách báo hay lướt điện thoại. Với người cao tuổi nên tắm rửa bằng nước ấm, mặc áo ấm, đắp chăn, ngủ trong phòng kín gió khi trời trở lạnh, mang tất, choàng khăn khi ra đường.
Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ ( 6 tháng một lần) để kiểm tra huyết áp, tim mạch, máu, lượng đường,… để nếu như mắc phải một bệnh lý nào cũng chữa trị nhanh chóng và kịp thời.
6.Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiền đình chính là stress, căng thẳng quá mức. Chính vì thế để cơ thể không rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức bạn nên sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.Hãy dành nhiều thời gian để đi du lịch ở những địa điểm gần như đi biển, leo núi, du thuyền…. giúp tinh thần thư thái hơn.
Trên đây, chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh rối loạn tiền đình cũng như các cách phòng tránh của nó. Hi vọng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ, độc giả đã có cho mình những kiến thức để phòng ngừa rối loạn tiền đình một cách tốt nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe của người thân và chính mình ngay từ hôm nay. Chúc bạn sẽ luôn có một sức khỏe dồi dào và như ý!
chuatribenhmatngu.com- Nơi bạn trao niềm tin- Nhận về bao trọn vẹn.
Thân chào! 🙂
Chịu trách nhiệm nội dung: LÝ NGUYỄN
Mời bạn xem thêm bài viết:
3 cách chữa bệnh rối loạn tiền đình cực hay ai cũng nên biết
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình cụ thể và chuẩn xác nhất
TIN NÊN ĐỌC
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!