Người xưa thường ví giấc ngủ giống như một liều thuốc bổ nếu ngủ đúng giờ giấc , ngủ sâu giấc… thì ngày hôm sau bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng mất ngủ lại xuất hiện ở rất nhiều người đặc biệt nhất là ở độ tuổi dậy thì. Vậy để hiểu hơn về hiện tượng mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi dậy thì như thế nào xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Bệnh mất ngủ, khó ngủ là gì?
Mất ngủ, khó ngủ được xem giống như là một triệu chứng của các bệnh có liên quan đến thần kinh gây ra, khiến cho người bệnh khó ngủ hoặc đi vào giấc ngủ nhưng thường hay giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm sau đó khó ngủ lại. Cũng có một vài trường hợp ngủ muộn nhưng lại thức giấc sớm ( giấc ngủ không đủ 8 tiếng) nặng hơn là mất ngủ kéo dài nguyên cả đêm sang sáng hôm sau người bệnh có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, cáu gắt, đau đầu.
Mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi dậy thì do đâu?
- Ảnh hưởng tâm lí:
- Môi trường sống bị ảnh hưởng:
Môi trường bị ô nhiễm, chỗ ngủ đầy bụi bẩn, tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ quá cao hay quá thấp…. cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Mắc các bệnh lí:
Một số bệnh về trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, các bệnh về tuyến giáp, viêm khớp, hen phế quản, ngứa ngoài da ngứa toàn thân vào ban đêm….
- Tác dụng phụ của thuốc tây y gây ra:
Thuốc chữa cảm cúm, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa cao huyết áp, hen phế quản, rối loạn tiền đình… sẽ gây ra một số tác dụng khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Chế độ ăn uống không phù hợp:
Ăn nhiều chất béo chứa dầu mỡ động vật khó tiêu hoá những loại thực phẩm này lại thường xuyên bổ sung vào ban đêm hoặc uống nhiều nước ngọt có ga, hay trong lúc đầu óc căng thẳng sử dụng thức uống có chứa chất kích thích thần kinh như cà phê…
- Thói quen trong cuộc sống:
Thức quá khuya, ngồi nhiều giờ đồng hồ trước máy tính, trước khi đi ngủ nằm ôm điện thoại chơi game hoặc khi ngủ để thiết bị di động lên đầu giường gần với đầu ảnh hưởng đến não cũng gây mất ngủ.
Một nguyên nhân nữa cho thấy, ở độ tuổi dậy thì nhịp sinh học bị xáo trộn, hiện tượng lâu buồn ngủ có thể giải phóng đến lượng hoccmon melatonin diễn ra chậm hơn nên quá trình buồn ngủ diễn ra chậm hơn.
Mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi dậy thì ảnh hưởng như thế nào?
Theo GS. TS Lê Đức Hinh chuyên gia đầu ngành thần kinh khám và điều trị các bệnh lí về thần kinh trong đó có mất ngủ, bệnh Parkinson, bệnh lên cơn co giật…. Bác sĩ chia sẻ:
Hiện nay, tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi dậy thì ngày càng phổ biến ở đất nước ta làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Lớp trẻ hiện nay đang sống trong một môi trường công nghệ hoá. Vì quá bận rộn với vấn đề thường ngày (học tập, vui chơi, làm việc riêng và các hoạt động giải trí mỗi ngày từ game, nhạc, lướt wed, tình yêu….) nên các bạn thường xem giấc ngủ không còn quan trọng nữa, thay vào đó là những suy nghĩ tiêu cực (ngủ lúc nào chả được, hôn may là cuối tuần cứ chơi thoải mái…). Dần dần những suy nghỉ này sẽ trở nên tiêu cực và gây ảnh hưởng đến nhịp sống của bạn.
Ví dụ: Trường hợp của bé Trần Anh Khoa (17 tuổi) mất ngủ vì mê game: Ban ngày Khoa dành tất cả thời gian của mình để đầu tư vào việc học, đêm đến khi ôn bài xong là 21h30, thời gian còn lại thay vì đi ngủ Khoa bắt đầu ngồi máy tính và chơi game. Vì bị lôi cuốn game nên mãi đến 1h00 sáng bạn ấy mới bắt đầu đi ngủ. Việc ngủ trễ này dần dần hình thành thói quen sau một thời gian cảm thấy không còn buồn ngủ nữa mà thay vào đó Khoa tập trung vào game suốt đêm. Kết quả sau 4 tháng em mắc chứng mất ngủ, khó ngủ, được ba mẹ phát hiện trong tình trạng người gầy gộc, sức khoẻ yếu kém, nghiện game khi đến bệnh viện để khám.
Rối loạn tiền đình có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, bị trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch,…). Việc điều trị mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi dậy thì không khó, quan trọng các bậc cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng mất ngủ của con em mình là do đâu để từ đó có biện pháp khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ Hinh chia sẻ dưới đây mang lại hiệu quả đồng thời bệnh không có khả năng tái phát lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Cách khắc phục mất ngủ, khó ngủ ở độ tuổi dậy thì
+ Đối với trường hợp trẻ bị mất ngủ do nguyên nhân (1,2,3,5,6) thì các bậc cha mẹ nên khắc phục các nguyên nhân trên cho trẻ.
+ Vệ sinh phòng ngủ (chăn màn, gối, nệm….) sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tiếng ồn, ánh sáng chói.
+ Sử dụng một số loại dược thảo có tác dụng mát ngủ dễ hơn: rễ đinh lăng, tim sen, lá vông, trà hoa cúc, trà atiso, món ăn từ mộc nhĩ, chè đậu xanh và hạt sen, …
+ Hạn chế để trẻ ngủ trưa quá nhiều giờ, hãy tập cho trẻ nghỉ trưa trong thời gian 30 phút là thích hợp nhất, nếu trẻ ngủ trưa quá nhiều giờ sẽ gây khó ngủ vào ban đêm.
+ Cho trẻ luyện tập một số bài tập yoga nhẹ nhàng giúp dễ đi vào giấc ngủ nhanh hơn ( Lưu ý trong quá trình luyện tập yoga bạn cần chú ý đối với những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì mắc bệnh về tim mạch, xương khớp không nên lựa chọn những bài tập dùng tư thế mạnh và tư thế uốn người xoay người… sẽ không tốt.
Cần phải chữa trị dứt điểm các bệnh lí đang mang trong người một cách nhanh chóng.
Đối với những trường hợp không rõ nguyên nhân gây mất ngủ khó ngủ thì phụ huynh cần đưa con em mình đến bệnh viện khoa thần kinh để khám và được bác sĩ làm tất cả các xét nghiệm để từ đó có liệu trình điều trị bệnh cho phù hợp.
Một số loại thuốc tây y trị mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay: Nhóm barbiturat (hiện không dùng nữa do độc tính cao); nhóm benzodiazepin (temazepam, flurazepam, triazolam, diazepam) và nhóm thuốc thế hệ mới: Eszopiclone (Lunesta), Zaleplon (Sonata), Zolpidem (Ambien).
Chú ý: Khi cho trẻ sử dụng thuốc tây y chữa trị mất ngủ phụ huynh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra sẽ làm nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ.
Mất ngủ không phải là một bệnh lí gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để chứng mất ngủ kéo dài trong suốt 2 tháng trở lên sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến hành vi mắt lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng, bực mình…
- Mắc các chứng bệnh trầm cảm, béo phì, tim mạch, suy giảm trí nhớ, tổn thương tế bào thần kinh….
- Ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm việc.
- Suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng có nguy cơ mắc bệnh ung thư ( thường gặp các chị em phụ nữ).
- Ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thàn thể chất của trẻ trong độ tuổi này.
- Da xạm, khô, quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Có thể bạn đang quan tâm:
TIN NÊN ĐỌC
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!