Nhận biết rối loạn tiền đình ở trẻ em như thế nào?

Khi nhắc đến chứng rối loạn tiền đình, chúng ta cứ nghĩ rằng bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ em cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh như thế nào đạt hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em, các mẹ có thể tham khảo và nhận biết sớm bệnh xảy ra với con mình.

1. Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ở trẻ em

Tiền đình có tên tiếng anh là Vestibular Disorder, đây là một hệ thống thần kinh nằm ở phía sau ốc tai. Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các tư thế, điệu bộ, phối hợp với cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 đóng vai trò như một đường truyền dẫn thông tin, điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi vận động, di chuyển hệ thống tiền đình sẽ nghiêng lắc, để giữ thăng bằng cho cơ thể chúng ta.

Rối loạn tiền đình gây đau đầu, chóng mặt

Khi bị rối loạn tiền đình, trẻ thường cảm thấy chóng mặt, đau đầu

Hội chứng rối loạn tiền đình có nghĩa là: Dây thần kinh số 8 bị tổn thương, khiến cho thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Khi nhắc đến rối loạn tiền đình, chúng ta chỉ nghĩ rằng người lớn mới mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ em cũng có khả năng mắc rối loạn tiền đình. Các mẹ có thể nhận biết bệnh của bé qua những dấu hiệu cơ bản sau đây:

+ Cảm giác chóng mặt: Khi bệnh mới khởi phát, bình thường thì có thể không sao, nhưng khi hoạt động mệt mỏi, học tập căng thẳng trẻ sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, thấy giống như đồ vật xung quanh đang bị xoay chuyển.

+ Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi thực hiện những cử động nhẹ, đi kèm với đó là da bị tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.

+ Cảm giác mất thăng bằng: Bé sẽ cảm thấy đi đứng loạng choạng, không vững, sợ té khi đi.

+ Có dấu hiệu bị giảm thính lực, ù tai, cảm giác hai tai bị đầy, điếc đặc.

+ Khi bệnh ở mức độ nặng có thể bị ngất hoặc mất ý thức, đi cùng với đó là đổ mồ hôi, giảm thị lực nhưng chỉ là thoáng qua.

2. Mức độ nguy hiểm của rối loạn tiền đình ở trẻ

Theo ThS. BS Trần Bình Nguyên, Khoa Thần kinh, bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng: Hội chứng rối loạn tiền đình không thực sự gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đang trong độ tuổi mới lớn nên có thể gây cho trẻ chậm phát triển thăng bằng và để lại nhiều hậu quả bất lợi cho trẻ cả khi đến độ tuổi trưởng thành. Cụ thể như sau:

Rối loạn tiền đình gây giảm sút kết quả học tập

Rối loạn tiền đình gây mất tập trung, giảm sút chất lượng học tập ở trẻ

– Trẻ sẽ khó tập trung vào việc học tập, vì phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau đầu, chóng mặt khó chịu. Từ đó khiến cho kết quả học tập bị sa sút, không như mong đợi của bé và cha mẹ.

– Các cơ quan tiền đình cung cấp thông tin về chuyển động và định hướng không gian sẽ bị tổn thương và gây rối loạn trong hành vi chuyển động và định hướng di chuyển của trẻ.

Có thể khẳng định rằng, bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình về những kiến thức cơ bản này để có thể nhanh chóng nhận biết được những biểu hiện rối loạn tiền đình ngay từ đầu, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

3. Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiền đình

Hậu quả của bệnh rối loạn tiền đình gây ra không nhỏ, chính vì vậy nếu trẻ gặp những biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám càng sớm càng tốt.

+ Bé bị chóng mặt, kèm theo một số triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ trở lên. Mắt mờ, không nhìn rõ mọi vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác.

+ Người bệnh bị mất định hướng về không gian và thời gian.

Khi thấy dấu hiệu mắc bệnh tiền đình nên cho trẻ đi khám ngay

Nghi ngờ trẻ mắc bệnh rối loạn tiền đình nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám

→ Đồng thời, để chứng rối loạn tiền đình không diễn biến thành mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ, cha mẹ cần:

+ Khi con kêu chóng mặt, đau đầu, cha mẹ nên cho trẻ nằm nghỉ trong một không gian yên tĩnh, thông thoáng và nhiệt độ thích hợp.

+ Cho trẻ nằm với tư thế thích hợp như nằm nghiêng và ngửa, không nên nằm sấp xuống.

+ Nếu trẻ cảm thấy buồn nôn, hãy kích thích cho trẻ nôn ra hết, sau đó bổ sung cho trẻ một cốc sữa nóng. Điều này nhằm giúp bù lại nước và chất điện giải đã bị mất, nếu không có thể gây mất nước và gây ảnh hưởng đến tính mạng.

+ Không nên cho trẻ tham gia những trò chơi có cảm giác mạnh như tàu lượn, xích đu, trượt.

+ Khi học tập, mẹ nên dặn bé phải dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi và thư giãn để cơ thể thoải mái, hạn chế mắc bệnh và việc học tập được hiệu quả hơn.

+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ, bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm sạch.

+ Bạn cũng có thể khuyến khích và hướng dẫn trẻ tập những bài tập vật lý trị liệu chuyên về phục hồi chức năng tiền đình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng rối loạn tiền đình ở trẻ nhỏ, các mẹ nên tham khảo và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết này, cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống để tốt cho trẻ. Đồng thời sớm nhận biết được bệnh xảy ra đối với trẻ, từ đó có thể kiểm soát được bệnh và hạn chế xảy ra những hậu quả khôn lường.

Bài viết hữu ích:

3 cách trị bệnh rối loạn tiền đình không còn đau đầu, chóng mặt

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình rất tốt

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Nhận biết rối loạn tiền đình ở trẻ em như thế nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *