Rối loạn tiền đình là một chứng bệnh rất phổ biến và khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng sinh hoạt, công việc hàng ngày. Đồng thời, cũng có nhiều người lo lắng và thắc mắc rằng rối loạn tiền đình có phải là bệnh di truyền? Để hiểu rõ được rối loạn tiền đình có khả năng di truyền hay không? Làm cách nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai, bộ phận này đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: Di chuyển đi lại, nằm, đứng, cúi xuống, nghiêng người hay xoay người. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bộ phận này bị tổn thương gây bệnh sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn. Theo thống kê và nghiên cứu thì những đối tượng dưới đây dễ mắc chứng rối loạn tiền đình nhất:
Rối loạn tiền đình là chứng bệnh có thể gặp ở bất kì ai
+ Người bị thiếu máu, phụ nữ sau sinh, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.
+ Những người thường xuyên chịu áp lực công việc cao, ngồi trước máy tính nhiều như: Nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh.
+ Những người có nồng độ cholesterol trong máu cao, người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hoặc mắc chứng xơ vữa động mạch, mắc bệnh huyết áp.
+ Người mắc các chứng bệnh về thần kinh như: Tâm thần, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa.
+ Người sử dụng bia rượu, các chất kích thích nhiều, bị nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất.
+ Đối tượng mắc các bệnh về xương khớp như: Viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
+ Người già có các cơ quan bị suy yếu và lão hóa hoặc những người có quan hệ tinh dục không đều đặn.
Rối loạn tiền đình có khả năng di truyền không?
Như chúng ta đã biết, rối loạn tiền đình là một chứng bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Một số dấu hiệu rối loạn tiền đình như gây mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai, buồn nôn, đi đứng loạng choạng không vững, mệt mỏi, khó chịu trong người. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu não, nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
Rối loạn tiền đình – Chứng bệnh không có khả năng di truyền
Theo các bác sĩ thì nguyên nhân gây rối loạn tiền đình xuất phát từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, chủ yếu là yếu tố bên ngoài, cụ thể như: Môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, stress về những vấn đề trong cuộc sống. Ngoài ra, đối với những người cao tuổi cũng có thể bị rối loạn tiền đình do sự suy yếu các chức năng bên trong não.
Từ đó cho thấy nguyên nhân chính gây bệnh là do những yếu tố tác động từ bên ngoài vào, nó không liên quan đến yếu tố di truyền. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng bệnh rối loạn tiền đình không có khả năng di truyền. Những ai mắc chứng bệnh này nên yên tâm điều trị bệnh và không phải lo lắng rằng bệnh có thể lây truyền qua thế hệ sau. Ngoài thắc mắc rối loạn tiền đình có di truyền hay không thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bị mất ngủ do rối loạn tiền đình phải làm sao? Để từ đó có thể hạn chế chứng mất ngủ, giúp cơ thể tránh bị suy nhược và gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Những ai không may mắc phải chứng bệnh này thì nên lưu ý khi điều khiển xe, máy móc trong xưởng, lên xuống cầu thang có độ cao… Vì nó rất dễ gây tai nạn nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người.
Hạn chế mắc bệnh rối loạn tiền đình bằng cách
Ông cha thường nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hơn nữa rối loạn tiền đình nguyên nhân chính gây bệnh chủ yếu là các tác nhân từ bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi chúng ta có thể phòng tránh được bệnh một cách hiệu quả bằng cách lưu ý và thực hiện tốt những điều sau đây:
Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả
+ Ngủ đúng giờ – đủ giấc, không nên thức quá khuya, mỗi ngày nên ngủ đủ 7-8 tiếng.
+ Uống nhiều nước, mỗi ngày uống khoảng 2-2,5 lít nước, ngoài nước tinh khiết bạn có thể bổ sung thêm các loại nươc ép hoa quả hoặc các loại trà thảo mộc khác.
+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh bụi bẩn, ẩm mốc, hôi hám.
+ Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ mắc bệnh.
+ Tập thói quen luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày để giúp thư giãn cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
+ Thường xuyên vận động, không nên ngồi quá lâu một chỗ, đối với nhân viên văn phòng thì cứ khoảng sau 2 tiếng lại vận động một lần.
+ Có chế độ ăn uống điều độ, hiệu quả, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, hạn chế ăn mặn, không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Chúng ta nên lưu ý, khi bị rối loạn tiền đình ngoài việc uống thuốc chữa bệnh, chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình để giúp bệnh nhanh khỏi và không bị nặng thêm.
Chúc mọi người nhanh khỏi bệnh!
Tham khảo thêm:
TIN NÊN ĐỌC
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!