Bệnh tăng huyết áp (còn gọi là huyết áp cao hay trong dân gian gọi là lên tăng – xông) là tình trạng lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch. Chỉ số huyết áp dựa theo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tương ứng là 100-140mmHg và 60-90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra ở nhiều người, nhất là đối tượng người cao tuổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe rất cần được chăm sóc và chữa trị tốt. Dưới đây các bạn có thể tìm huyết nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp và cách điều trị hiệu quả.
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp được xếp vào các nhóm có xác định được nguyên nhân và không xác định được rõ ràng. Dựa vào đó phân loại ra thành 2 nhóm là tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát. Người bệnh cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, tránh bệnh tái phát. Cụ thể như sau:
Nhóm nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát (xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh):
Có một số trường hợp (chiếm khoảng 5 – 10% ) bệnh nhân bị tăng huyết áp có xác định được nguyên nhân. Đó là các nguyên nhân có liên quan đến các bệnh lý bao gồm:
– Các bệnh về thận: đó là bệnh viêm thận mãn tính, suy thận, viêm thận cấp, bệnh thận đa nang,… Những người mắc phải các bệnh này đều có thể kèm theo đó là thường xuyên bị tăng huyết áp.
– Các bệnh có liên quan tới nội tiết: như hội chứng Cushing, do phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, bệnh cường tuyến giáp, đầu to chi nhỏ, bị tăng canxi trong máu,…
– Bệnh tim mạch: đây là yếu tố có liên quan trực tiếp tới huyết áp và gây ra các vấn đề về huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ hoặc hở van động mạch chủ tác động đến sự co bóp và vận chuyển máu quyết định áp lực lưu thông máu ở động mạch. Ở người bệnh cao huyết áp là do áp lực máu động mạch quá lớn và đồng thời sự co bóp của tim mạnh nhất.
– Các nguyên nhân bệnh lý khác: thông thường đó là do bệnh tăng hồng cầu, bệnh thần kinh, nhiễm độc trong thời kỳ thai nghén hay do sử dụng các loại thuốc (thuốc chứa corticoid dùng trong thời gian dài, thuốc tránh thai,…) cũng có thể gây tác dụng phụ làm tăng huyết áp.
Nhóm nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát(tăng huyết áp chưa rõ nguyên nhân):
Đa số người bệnh bị tăng huyết áp còn lại không tìm ra được nguyên nhân cụ thể và chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhận định bệnh có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó mối liên hệ cao nhất là do các tác nhân như sau:
– Do tuổi tác: bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở người bệnh cao tuổi do động mạch trở nên cứng hơn bởi bệnh xơ cứng động mạch gây ra.
– Bệnh có thể do di truyền: một người có thể cũng bị cao huyết áp nếu trong gia đình có người trước đó đã mắc bệnh này.
– Do thói quen sinh hoạt: hút thuốc lá, uống bia rượu… quá nhiều ở người bệnh
– Cân nặng: Do thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
– Nhạy cảm với natri (muối): đó là khi người bệnh dùng muối trong bữa ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp và giải pháp là phải giảm lượng muối hoặc không ăn muối để hạ huyết áp.
Cách điều trị bệnh tăng huyết áp
Hiện nay, để điều trị bệnh cao huyết áp cần kết hợp sử dụng thuốc và hỗ trợ trị bệnh bằng nhiều phương pháp khác. Trong đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa và phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.
Điều trị bệnh cao huyết áp bằng thuốc:
Hiện nay, các loại thuốc dùng để chữa bệnh tăng huyết áp thường được áp dụng khi đã thực hiện thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả như ý và với mục đích ngăn chặn đột quỵ, các bệnh tim mạch và bệnh thận xảy ra do tăng huyết áp. Các loại thuốc được dùng theo đơn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ dành riêng cho từng trường hợp bao gồm:
– Thuốc lợi tiểu: có tác dụng tăng thải muối ra ngoài để không bị tích tụ trong máu, thường dùng phối hợp với các loại thuốc khác. Thuốc lợi tiểu thường dùng như Hypothiazid, Furosemid( Laix, lasilix), Natrilix SR 1,5 mg, Aldacton 75mg.
– Thuốc ức chế thụ thể giao cảm bêta: có tác dụng làm chậm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim, từ đó làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Thuốc dùng thích hợp cho những người bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Các thuốc thường dùng: Carvedilol 12,5mg, metoprolol, atenolol, bisoprolol 5 mg. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là có thể gây trầm cảm, liệt dương.
– Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: thường dùng là Losartan 25mg, Telmisartan 40mg, Valsartan, Candesartan, Irbesartan.
– Thuốc chẹn kênh canxi
– Thuốc giãn mạch trực tiếp làm giảm áp lực lưu thông máu dùng dạng thuốc tiêm tĩnh mạch.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc:
Đây là yếu tố rất quan trọng và bắt buộc trong điều trị cao huyết áp. Đối với những người thường xuyên bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân càng cần thiết thay đổi thói quen sống và thực hiện phòng tránh bệnh bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh nguyên phát như sau:
– Từ bỏ uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích.
– Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện tốt tâm trạng, giảm stress,…
– Giảm cân, kiểm soát cân nặng.
– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý gồm ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ưu tiên ăn các loại thực phẩm như cần tây, cải cúc, rau muống, cần tây, cà tím, hành tím, nấm hương,… rất tốt cho bệnh. Đồng thời bạn cần tránh ăn mỡ động vật, giảm ăn muối.
– Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, nước sốt cà chua, nước ép cà rốt, mận khô, sữa chua, các loại đậu, khoai lang,…
KIẾN THỨC CẦN NẮM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!