Chào bác sĩ, gần đây tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, thở dốc nhất là khi leo cầu thang. Nghe mọi người nói, có thể tôi bị huyết áp thấp. Xin hỏi nếu những biểu hiện như vậy thì có phải tôi bị huyết áp thấp không? Và chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
(Đọc giả: Kim Linh_ Nghệ An)
Chuyên mục tư vấn:
Chào bạn Kim Linh, rất cảm ơn bạn đã theo dõi và gửi thắc mắc về cho ban biên tập, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu ?
Huyết áp là hiện tượng áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu đến các cơ quan khác trong cơ thể làm nhiệm vụ nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Điều này cũng thể hiện qua huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Thực tế đã chứng minh, ở người bình thường huyết áp ban ngày sẽ cao hơn so với huyết áp ban đêm và huyết áp hạ xuống thấp nhất vào thời gian 1-3 giờ sáng khi bạn ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi cơ thể vận động, làm việc gắng sức, đầu óc căng thẳng hoặc khi bị xúc động mạnh có thể làm huyết áp tăng lên đột ngột và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống. Các chỉ số huyết áp cụ thể như sau:
+ Huyết áp tối đa: (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
+ Huyết áp tối thiểu: (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg. Mỗi người phải luôn biết và ghi nhớ hai chỉ số huyết áp của mình.
Vấn đề về bệnh huyết áp chính là tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp, đều gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bình thường, chỉ số huyết áp của mỗi người (người trưởng thành) là chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Còn nếu có vấn đề về huyết áp cao hoặc huyết áp thấp là:
Các chỉ số phân biệt bệnh huyết áp:
- Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
- Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Đối với các trường hợp bị huyết áp thấp có thể được xác định là do nhiều nguyên nhân gây ra như: Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp, suy giảm glucoza (hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol), do hàm lượng hemoglobin thấp, do mang thai, tác dụng phụ của một số loại thuốc tân dược hoặc do căng thẳng đầu óc thường xuyên hay thời tiết thay đổi thường xuyên gặp lạnh cũng chính là nguyên nhân gây ra chứng bệnh huyết áp thấp.
Khi bị huyết áp thấp bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện như người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, chân tay lạnh, dễ cáu gắt, da khô, rụng tóc, thở dốc khi làm việc nặng. Có trường hợp bị suy giảm tình dục, nhất là có thể bị ngất, sốc, trụy mạch, đột tử rất nguy hiểm. Do đó với các triệu chứng mà bạn Kim Linh vừa chia sẻ trên thì rất có khả năng bạn đang mắc chứng bệnh huyết áp thấp. Tuy nhiên, để chắc chắn về căn bệnh này và có phương pháp điều trị kịp thời thì bạn nên bệnh viện để kiểm tra hoặc có thể tự đo chỉ số huyết áp của mình tại nhà thông qua dụng cụ hỗ trợ y tế.
Huyết áp thấp là một bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim, suy thận,….làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đi kiểm tra, chẩn đoán.
Chúc bạn vui khỏe!
KIẾN THỨC CẦN NẮM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!