Có lẽ trong cuộc sống hầu như ai cũng đã từng trải qua triệu chứng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, khi đi ngoài đường hoặc nằm nghỉ… Nếu tình trạng chóng mặt xuất hiện khi nằm ngửa một vài lần sau đó biến mất thì bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi hiện tượng này lặp lại thường xuyên thì có thể bạn đang mắc phải một bệnh lí nào đó bên trong cơ thể.
Chóng mặt khi nằm ngửa là biểu hiện của bệnh gì?
Chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau. Đặc biệt là những người ít vận động, phụ nữ đang mang thai, người hay bị căng thẳng stress, người cao tuổi…. Khi bị chóng mặt, nhiều người còn kèm theo một số biểu hiện khác như hoa mắt, ù tai, buồn nôn hoặc nôn gây khó chịu và rất dễ tái phát thường xuyên.
Chóng mặt thường biểu hiện ở nhiều tư thế khác nhau nhưng hay gặp nhất là khi bạn đang nằm ngửa hoặc khi thay đổi tư thế một cách đột ngột (đang nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng trái hoặc phải…). Tình trạng này thường xảy ra lúc nửa đêm, gần sáng khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, người lảo đảo, choáng váng, mất thăng bằng nếu cố dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất dẫn đến chấn thương phần cứng. Theo các nhà nghiên cứu, trong những trường hợp chóng mặt xuất hiện nhiều lần khi nằm ngửa rất có khả năng bạn bị mắc các bệnh lí như sau:
1/ Chóng mặt do bị thiếu máu:
Hiện tượng thiếu máu cấp và mãn tính được xem là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt. Bởi khi thể tích máu tuần hoàn trong cơ thể và sự vận chuyển oxy máu bị giảm cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động và giữ thăng bằng tốt. Từ đó biểu hiện triệu chứng chóng mặt mỗi khi nằm xuống. Trong trường hợp thiếu máu không chỉ dẫn đến tình trạng chóng mặt mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu liên tục (tỉ lệ đau đầu trong trường hợp này chiếm tới 90%).
2/ Chóng mặt do mắc bệnh tim mạch:
Tim là bộ phận làm việc miệt mài suốt 24/24h trong cơ thể, chúng liên tục bơm máu có oxy và chất dinh dưỡng đi vào để nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, một khi các cơ quan vận chuyển máu gặp vấn đề khiến dòng máu đến não không cung cấp đủ sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác trong cơ thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Một khi bị nhồi máu cơ tim gây choáng váng và mất ý thức kèm theo hiện tượng chóng mặt do rối loạn nhịp tim gây ra. Lúc này dù bạn nằm nghỉ ở tư thế nào đi chăng nữa cũng đều gặp phải hiện tượng chóng mặt. Khi gặp phải hiện tượng này bạn nên theo dõi một số biểu hiện khác như khó thở, tức ngực, nhịp tim không đều, rối loạn tiêu hoá, ho, vã mồ hôi… nếu xuất hiện thì chắc chắn bạn đang mắc phải căn bệnh này.
3/ Chóng mặt do bệnh đột quỵ:
Bệnh đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là sự ngưng nghỉ đột ngột lượng máu cung cấp lên não bộ, gây tổn thương các mạch máu não. Khi này, do não không được cung cấp đầy đủ lượng máu cũng như oxy nên một phần não bộ sẽ không thể hoạt động nếu để tình trạng này kéo dài não sẽ không thể điều khiển những cơ quan khác trong cơ thể hoạt động theo gây ra chứng chóng mặt, kèm theo chứng đau đầu dữ dội, yếu nửa người, yếu tứ chi… .
4/ Chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh:
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cho biết, có một số loại thuốc đặc trị mất ngủ, choáng váng, đau đầu, chóng mặt…. là thuốc có chứa nhiều thành phần gây tác dụng phụ nhất. Do đó, nếu bạn vô tình sử dụng một trong những loại thuốc trên đây nhưng không kê đơn theo toa sẽ có thể gây chóng mặt xảy ra khi nằm nghỉ. Vì vậy khi xuất hiện phản ứng phụ này bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn chuyển sang dùng thuốc khác.
5/ Chóng mặt do bệnh Meniere:
Bệnh Meniere hay còn gọi là bệnh ứ nội nước nội dịch vô căn trong tai là căn bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40-50 tuổi. Người bệnh phát triển, người bệnh có những biểu hiện như chóng mặt, ù tai, thính lực giảm, hoặc một cảm giác áp lực đau trong tai, có cảm giác buồn nôn… kéo dài trong khoảng thời gian 20 phút-4 tiếng và thường xuyên lặp lại nhiều lần. Bệnh Meniere thường hay gặp ở người căng thẳng tâm lý và lo lắng gây mất thăng bằng áp lực dịch chứa trong tai.
Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng chuyên gia đầu ngành thần kinh tại bệnh viện lão Khoa Trung Ương cho biết;
Trên đây là những biểu hiện của một số bệnh lí thường gặp khi gặp phải triệu chứng chóng mặt. Theo bác sĩ Hưng nếu tình trạng chóng mặt khi nằm ngửa chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn sau đó biến mất hoàn toàn thì bạn không nên quá lo lắng. Bởi đây có thể là biểu hiện lành tính xuất hiện do stress, áp lực. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý (Khi nằm không thay đổi tư thế một cách đột ngột, nếu muốn thay đổi tư thế bạn nên thay đổi từ từ, kể cả từ nằm chuyển sang ngồi hoặc từ ngồi chuyển sang đứng để cơ thể kịp thích nghi). Chế độ ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao khoa học là có thể khắc phục được hiện tượng này. Ngược lại, trong trường hợp bạn bị thường xuyên và biểu hiện bệnh ngày càng tăng và nặng nề thì các bạn cần đi khám ngay để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Tóm lại, chóng mặt khi nằm ngửa gây ra rất nhiều bệnh lí khác nhau nên bạn không nên lơ là mà cần phải theo dõi, thăm khám và kịp thời điều trị để tránh bệnh gây ra những hậu quả đáng tiếc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
CHIA SẺ THÊM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!