Hiện nay, chứng bệnh trầm cảm đang là một vấn đề nóng của xã hội, bệnh thường tập trung vào các đối tượng như bà bầu sau sinh, học sinh, sinh viên quá áp lực trong học tập. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu như căng thẳng thần kinh, mệt mỏi kéo dài, mất ăn, mất ngủ, dễ cáu gắt, khó chịu trong người thì chúng ta nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, sớm phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, hiện nay bệnh viện mọc lên nhiều như nấm với rất nhiều y bác sĩ điều trị bệnh. Nhưng việc tìm được một bác sĩ giỏi, điều trị bệnh hiệu quả, an toàn thì không phải là một việc dễ dàng. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc danh sách bác sĩ chữa bệnh trầm cảm giỏi tại Hà Nội. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một địa chỉ thăm khám bệnh uy tín nhất, hiệu quả nhất.
1. Bác sĩ chữa bệnh trầm cảm giỏi tại Hà Nội
Khi thấy những dấu hiệu, triệu chứng về thần kinh, chúng ta cần đi khám ở những địa chỉ uy tín, với các vác sĩ chuyên khoa thần kinh có nhiều kinh nghiệm để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh. Một số bác sĩ chữa bệnh trầm cảm giỏi tại khu vực Hà Nội được kể đến như:
– Giáo sư Lê Đức Hinh
Nguyên chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam
Nguyên trưởng khoa Thần kinh – bệnh viện Bạch Mai
– Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Liệu
Phó trưởng khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai. Đây là một trong những bán sĩ thần kinh được nhiều người biết đến. Vì vậy, bạn có thể an tâm lựa chọn bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
– Phó giáo sư – Tiến sĩ Kiều Đình Hùng
Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
– Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thọ Lộ
Nguyên Phó chủ tịch Hội phẫu thuật thần kinh Việt Nam
– Giáo sư Hoàng Văn Thuận
Nguyên trưởng khoa Thần kinh – Bệnh viện 108
Nguyên Phó chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam
– Phó giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đăng Thục
Chuyên khoa Nội Thần kinh -Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
– Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng
Nguyên trưởng khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
– Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thu Hương
Nguyên trưởng phòng Thần kinh Nhi – Bệnh viện Bạch Mai
– Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình
Trưởng khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
– Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Chương
Chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam
– Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Mạnh Hùng
Phó trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II – Bệnh viện Việt Đức
→ Có thể bạn muốn biết: Xin địa chỉ chữa bệnh trầm cảm uy tín tại Hà Nội
2. Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị trầm cảm
Trầm cảm là chứng bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là chết người. Nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ được điều trị hiệu quả. Bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm, tâm lý trị liệu, biện pháp sốc điện. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý một số điều sau đây để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
+ Cần bền bỉ điều trị, vì căn bệnh này không thể điều trị khỏi ngay được. Các loại thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng trong vòng 4-6 tuần đầu sau khi sử dụng, nhưng một số thuốc khác lại lâu có tác dụng hơn. Thông thường, những người bị trầm cảm khi điều trị đúng thuốc, đúng cách, đúng liều phải trải qua một thời gian khá lâu, khoảng 70% thời gian điều trị.
+ Trong quá trình điều trị cần dùng thuốc theo chỉ dẫn, tuyệt đối không được tự ý thay đổi, thêm bớt liều lượng thuốc. Vì điều này không những không giúp khỏi bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.
+ Tuyệt đố không được ngừng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ, vì nếu dừng thuốc bạn sẽ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và bị trầm cảm trở lại.
+ Cần phải thay đổi lối sống bằng cách: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, rau củ quả tươi, ăn ít thực phẩm chứa đường, chất béo, chú ý ngủ đủ giấc tránh để mất ngủ và có một giấc ngủ thoải mái.
+ Giảm căng thẳng trong công việc bằng cách nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong gia đình. Đừng nên để áp lực công việc quá lớn sẽ khiến nguy cơ bị trầm cảm ngày càng trầm trọng hơn.
+ Tránh gây tổn thương cho người bệnh bằng cách luôn động viên, nói chuyện với họ, giúp họ luôn cảm thấy thoải mái, ấm ám và vui vẻ, họ luôn cảm nhận được tình yêu thương mà những người xung quanh dành cho họ. Từ đó việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng và nhanh khỏi bệnh hơn
→ THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT:
- Nên đi khám bệnh trầm cảm ở đâu TPHCM?
- Mẹo chống trầm cảm không cần dùng thuốc
- Bị trầm cảm khi mang thai phải làm sao?
TIN NÊN ĐỌC
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!