Mẹo chống trầm cảm không cần dùng thuốc [Bác sĩ khuyên áp dụng]

Những người bị chấn động tâm lý nhẹ có thể dùng mẹo chống trầm cảm không cần dùng thuốc để giúp cân bằng tâm lý, từ đó giúp hội nhập trở lại với cuộc sống thường nhật.

Trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực do căn bệnh này gây ra thường khiến người bệnh có cảm giác cuộc sống trở nên quá tải. Có một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn kiểm soát những cảm xúc này để cải thiện chứng trầm cả nhằm mang lại hiệu quả đáng kể:

mẹo chống trầm cảm
Khi bị trầm cảm có thể tiến hành thực hiện những mẹo khoa học, từ đó giúp giảm lo âu, căng thẳng.

I. Những mẹo chống trầm cảm không cần dùng thuốc người bệnh nên biết

Chứng trầm cảm vốn là một căn bệnh gây nên chứng suy nhược thần kinh phổ biến, tình trạng bệnh cao hay thấp tùy thuộc vào hành vi của người bệnh cũng như những hậu quả khó lường mà người bệnh gánh chịu

Trầm cảm được thường có 2 tình trạng là khi người bệnh cảm thấy như bị trầm cảm và người đã mắc chứng trầm cảm. Trong trường hợp nhẹ, tức là người đang cảm thấy mình có dấu hiệu bị trầm cảm thì nên tự điều chỉnh bản thân để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Giáo sư Lê Phú Lộc – Chuyên gia về thần kinh học và tâm lý chia sẻ những mẹo giúp người bệnh có thể tự chữa chứng trầm cảm cho chính mình mà không cần dùng thuốc, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua những giai đoạn khó khăn:

1. Vận động thường xuyên

Việc người bệnh ít vận động là tiền đề khiến não bộ trở nên xơ cứng và ít có các yếu tố kích thích, vì thế tình trạng stress và trạng thái bất an sẽ tích tụ và gây nên triệu chứng trầm cảm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những người mắc bệnh trầm cảm thường có chung đặc điểm chung là ít vận động, thiếu hoạt bát và ngại giao lưu. Theo giáo sư Lộc cho biết, thì đang có nghi ngờ mình bị chứng trầm cảm thì bạn nên tiến hành tập thể dục sẽ giúp đem lại hiệu quả hơn việc dùng thuốc.

Khi thức dậy vào lúc sáng sớm, bạn có thể thực hiện vận động sao cho bản thân cảm thấy tiện lợi. Nên vận động các tư thế vào buổi sáng để hít thở không khí trong lành hơn, từ đó giúp đánh thức các tế bào, thả lỏng bản thân, thư giãn tâm trí, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực.

Luyện tập thể thao thường xuyên cũng là cách giúp kích thích cơ thể gia tăng sản sinh Endorfin – một loại hormone tạo ra cảm giác hạnh phúc. Từ đó, người bệnh có những lúc mệt mỏi, chán nản, buồn rầu cần cân nhắc và tiến hành các hoạt động thể thao để cân bằng cảm xúc tốt hơn.

Người bệnh không nên định hình việc luyện tập thể dục thể thao là một nghĩa vụ bắt buộc, từ đó khiến cho bạn có gánh nặng tinh thần. Bạn nên tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày, từ đó giúp dần dần trở nên yêu thích các môn thể thao và phát huy hiệu quả trợ giúp chữa trầm cảm rõ rệt.

2. Giao tiếp với bên ngoài nhiều hơn

Những người thường có các biểu hiện thường gặp của trầm cảm hay tự nhốt mình ở trong nhà, tránh hoặc e ngại tiếp xúc với mọi người, thậm chí là người thân của mình. Đây cũng chính là sai lầm khá lớn mà người bệnh cần phải thay đổi ngay.

Việc bạn giao tiếp với môi trường xung quanh nhiều hơn đem lại nhiều cảm xúc tích cực.

Người mắc bệnh trầm cảm thường tự đánh giá bản thân rất thấp, hay so sánh bản thân mình với người khác và thấy mình thua sút họ ở rất nhiều mặt, cuộc sống từ đó cũng dần dần thất bại. Từ đó, người bị trầm cảm thường tự rút lui ra khỏi xã hội, sống giấu mình và khiến cho bệnh càng thêm nặng, từ đó chứng trầm cảm trở thành một vòng luẩn quẩn khiến họ không thể thoát ra được.

Do đó, nếu muốn thay đổi bệnh tình để chuyển biến tích cực hơn thì nên thường xuyên đi ra ngoài, tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn, tham gia các hoạt động xã hội hoặc đi du lịch nhiều nơi để thư giãn đầu óc. Thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng theo thời gian, bạn sẽ bớt đi mặc cảm, dần dần lấy lại sự tự tin và trở nên vui vẻ, yêu đời hơn.

Đọc thêm: Chữa trầm cảm bằng cách ngồi thiền để cân bằng tâm lý

3. Thay vì dùng thuốc, hãy đi du lịch

Theo một số công trình nghiên cứu khoa học cho biết, chứng trầm cảm là hiện tượng tương tự với hiện tượng ngủ đông ở các động vật có vú. Do đó, người bệnh thường có xu hướng khép mình tránh không tiếp xúc với thể giới bên ngoài.

Do đó, bạn đừng quá ngạc nhiên khi người bị chứng trầm cảm thường trở nên ngày càng chậm chạp và buồn bã, lo âu. Vậy nên, bạn cần dành một vài thời điểm trong năm để bản thân hưởng thủ những chuyến du lịch, nghỉ ngơi dài ngày. Từ đó tăng dần cảm xúc tiêu cực, giúp điều tị chứng trầm cảm hiệu quả.

4. Đi bộ ngoài trời

Các nhà khoa học thuộc Đại học Stirling, Anh quốc cho biết, theo kết quả nghiên cứu dựa trên 341 bệnh nhân bị trầm cảm đã đưa ra kết luận răng việc đi bộ sẽ giúp giảm dần triệu chứng lo âu, chán chường ở người bị triệu chứng trầm cảm nhẹ.

Theo nghiên cứu này có biết, các tác động của việc đi bộ với trầm cảm giúp người bệnh tạm quên những nỗi lo âu, kiểm soát được mọi thứ và giúp sản sinh ra những hormone đem lại sự vui vẻ.

Thông thường,  chúng ta hay ngủ nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông, kèm theo đó là triệu chứng chán ăn. Thủ phạm chính là sự thiếu hụt ánh nắng, do đó việc đi dạo bộ ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện tình cảm rất hiệu quả.

5. Ăn nhiều cà chua và Omega – 3

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản phân tích mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe tinh thần và thói quen ăn uống của gần 1.000 người và nhận thấy một đặc điểm khá quan trọng, đó là người lớn tuổi thường có nguy cơ trầm cảm cao vì suy giảm sức khỏe, mất người thân và cô đơn.

dùng nhiều cà chua.
Cà chua được đánh giá cao trong việc chữa trầm cảm.

Trong khi đó, cà chua trong nghiên cứu này được biết đến như một loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, từ đó có cải thiện được triệu chứng trầm cảm.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu do giáo sư Pascale Barberger, Inserm, Pháp cho biết, có một mối tương quan của nồng độ axit béo trong máu với các dấu hiệu trầm cảm. Kết quả cho thấy, những người có nồng độ axit omega – 3 thấp thì rất dễ trầm cảm và ngược lại.

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân việc omega – 3 có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm, nhưng các nhà khoa học khuyên bạn nên dùng nhiều các thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, trứng, các loại hạt, súp lơ… vì không chỉ giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm, bạn cũng được cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.

6. Giảm dùng công nghệ

Nghiên cứu của nhà tâm lý Mark William của Đại học Michigan, Hoa kỳ cho thấy những người sử dụng nhiều thiết bị công nghệ rất dễ đối mặt với căn bệnh trầm cảm. Trên khảo sát với 319 sinh viên thì những nhà nghiên cứu phát hiện những người dùng nhiều thiết bị công nghệ kỹ thuật số cùng lúc thường có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao gấp 2 so với bình thường.

Bởi vậy, để phòng tránh bệnh, bạn nên giảm dùng các thiết bị, hoặc khi dùng thì tránh dùng nhiều loại thiết bị cùng lúc (ví dụ: Khi xem ti vi thì ngừng lướt web, nếu dùng máy tính thì nên tắt ti vi…).

7. Đọc thêm nhiều sách

Hãy lựa chọn những quyển sách tốt về tâm lý học, triết học, hoặc các vấn đề tôn giáo bao gồm cả lĩnh vực Đạo giáo, Phật giáo… để cải thiện trí tuệ và hiểu biết của bản thân.

Đọc sách giảm trầm cảm
Đọc sách không chỉ tăng kiến thức mà giúp giảm trầm cảm hiệu quả.

Thông qua những kiến thức và sự hiểu biết về cuộc sống cùng những trải nghiệm quý giá từ người khác sẽ giúp bạn hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, bạn dần dần sẽ giải quyết được vướng mắc của bản thân dễ dàng hơn, khắc phục được chứng trầm cảm hiệu quả.

8. Tập thở để thư giãn

Việc hít thở đúng cách cũng là một trong những phương pháp điều hòa tâm trạng, tim mạch, thần kinh. Việc hít thở cũng quyết định chất lượng cuộc sống, về mặt tâm lý thì các bài tập thở giúp kết nối cơ thể và tâm trí, xóa bỏ những rào cản và suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn biết lắng nghe bản thân của mình mong muốn điều gì.

Việc hít thở quyết định quá trình hô hấp, nhịp tim, hệ thần kinh, nhu động ruột… từ đó có tác dụng vô cùng tốt trong việc hoàn thiện các lỗ hỏng của hệ thống thần kinh, mà không cần các loại thuốc nào giúp được.

Việc tập hít thở có thể thực hiện vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ, giúp bạn không nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực trong đầu. Mỗi lần tập hít thở có thể kéo dài khoảng 10 phút, nếu quen hoặc có thời gian thì bạn có thể tăng dần lên 20 – 30 phút. Sau khi hít tập thở, bạn sẽ thấy cơ thể thay đổi, tâm trạng tốt lên rõ rệt.

⇒ Trầm cảm là chứng bệnh tâm lý có thể ngăn ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Hiểu biết và phòng ngừa trầm cảm sẽ giúp bạn tạo cho chính bản thân cơ hội để hòa nhập với cuộc sống, trở nên yêu đời hơn.

Chúc quý độc giả nhanh chóng hồi phục!

Song Lam

Độc giả nên biết:

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Mẹo chống trầm cảm không cần dùng thuốc [Bác sĩ khuyên áp dụng]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *