Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm đến hơn 90% các trường hợp mắc rối loạn tiền đình hiện nay. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thính lực,… và thường xảy ra do tổn thương của bộ phận tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình. Để hiểu rõ hơn về rối loạn tiền đình ngoại biên, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa, mời bạn đọc tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
XEM THÊM: Định tâm An thần thang đem lại hy vọng cho người bị rối loạn tiền đình mãn tính
1. Tổng quan bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?
Tùy theo vị trí giải phẫu, rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm tỷ lệ cao hơn, chiếm hơn 90% các trường hợp mắc bệnh rối loạn tiền đình.
Thông thường, rối loạn tiền đình ngoại biên thường khá lành tính và các triệu chứng ban đầu thường chỉ thoáng qua. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, nó vẫn có thể gây ra nguy hiểm cho người bệnh.
2. Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên có hai dạng biểu hiện chính là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng. Các dạng này có những triệu chứng đặc trưng như sau:
- Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ: Thường xảy ra chóng mặt thoáng qua trong thời gian ngắn khi thay đổi tư thế, chẳng hạn như: lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi, chóng mặt sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu hay do tắc mạch máu ở vùng sau cổ…
- Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng: Có triệu chứng chóng mặt nặng và kéo dài, khó đi đứng, không thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi. Triệu chứng đi kèm thường là nôn mửa nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau đầu, khó tập trung, choáng váng, lo âu, nhạy cảm với ánh sáng.
Lưu ý: Triệu chứng chóng mặt và hoa mắt trong rối loạn tiền đình ngoại biên là điều đáng lo ngại. Ở mức độ nhẹ, triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng khi ở mức độ nặng, chúng có thể kéo dài. Tình trạng nặng hơn có thể khiến người bệnh không thể di chuyển, phải nằm hay ngồi ở một tư thế cố định và thường gặp các triệu chứng khác như nôn mửa. Bệnh nhân cảm thấy mọi vật xung quanh di chuyển mặc dù chúng đang đứng yên. Cơ thể có thể trở nên lúng túng, khó tập trung và dễ ngã khi ngồi xuống hoặc đứng lên, gây khó khăn trong việc di chuyển.
CHẤM DỨT RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH
3. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên
3.1. Các nguyên nhân phổ biến
Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra nếu tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình gặp tổn thương. Và tổn thương có thể xảy ra vì các nguyên nhân sau đây:
- Viêm tai xương chũm mạn tính.
- Viêm mê nhĩ.
- Chấn thương.
- U dây thần kinh số VIII.
- Bệnh Meniere: Nguyên nhân gây bệnh là sự tăng thể tích trong hệ thống nội dịch do giảm sự hấp thu hoặc tắc nghẽn trong ống dẫn. Ba triệu chứng đặc trưng của bệnh là chóng mặt, ù tai và giảm thính lực. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 30 đến 50, và nam nữ có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
- Viêm dây tiền đình do virus: Một số bệnh lý do virus gây ra như cảm cúm, thủy đậu, zona thần kinh có thể gây biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình. Cơn chóng mặt có thể chỉ xảy ra một đợt duy nhất hoặc tái phát nhiều lần, nhưng thường không ảnh hưởng đến ốc tai.
- Sử dụng rượu hoặc các thuốc gây tổn thương tiền đình, ví dụ:
Nhóm kháng sinh aminoglycosid (đặc biệt là streptomycin, gentamycin, kanamycin): Sử dụng các kháng sinh này trong 2-4 tuần có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho cả hai bên mê đạo, dẫn đến mất thính giác không thể phục hồi. Do đó, cần cân nhắc sử dụng những loại thuốc này chỉ trong thời gian ngắn và đúng chỉ định.
Các thuốc lợi tiểu như furosemide, acid ethacrynic có thể gây rối loạn tiền đình và ốc tai, với các triệu chứng chóng mặt, ù tai và điếc tai. Thường thì những rối loạn này có thể hồi phục. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khi sử dụng thuốc liều cao, tổn thương không thể phục hồi được.
Các thuốc như quinine và salicylate khi dùng ở liều cao cũng có thể gây chóng mặt kèm theo ù tai.
XEM THÊM: Rối loạn tiền đình gây biến chứng “nguy hiểm chết người” và cách điều trị từ thiên nhiên
3.2. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn liên tục và lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bao gồm cả hệ tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên.
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Sự thay đổi áp suất không khí và điều kiện thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây rối loạn tiền đình ngoại biên.
- Căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, áp lực kéo dài: Các tình trạng cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, mệt mỏi và áp lực tâm lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra rối loạn tiền đình.
- Lối sống ít vận động hoặc bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ: Thiếu vận động và các vấn đề liên quan đến sức khỏe cột sống, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ, có thể tạo ra cản trở cho lưu thông máu đến hệ thần kinh tiền đình và gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên.
TIN HAY: Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình từ kinh nghiệm của người dân tộc Tày
4. Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên
4.1. Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên
- Việc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
- Điều quan trọng nhất trong xử lý tiền đình ngoại biên là ổn định những cơn chóng mặt cấp, dữ dội, phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra cho bệnh nhân.
- Người bệnh khi gặp phải các cơn chóng mặt cần nhanh chóng nằm nghỉ ngơi, tránh ánh sáng mạnh, kết hợp sử dụng thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định.
4.2. Thuốc Tây y điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên
Một số loại thuốc Tây y điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên phổ biến:
- Điều trị chóng mặt: Có thể sử dụng Tanganil (Acetyl DL Leucin) dưới dạng viên hoặc dạng uống. Liều dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
- Điều trị nôn: Metoclopramide được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Piracetam dùng dưới dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1-4g mỗi ngày. Nếu cần liều cao, có thể pha ống thuốc vào dung dịch đẳng trương và tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc an thần kinh: Diazepam dùng dưới dạng viên 5mg, mỗi ngày uống 1-2 viên.
Lưu ý: Các loại thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo. Liều dùng và loại thuốc phụ thuộc vào mức độ rối loạn tiền đình và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm tuổi tác và các bệnh lý đi kèm. Để được tư vấn và chỉ định liều thuốc phù hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến các chuyên gia nội thần kinh. Hãy tuân thủ nghiêm chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
4.3. Thuốc Đông y điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên
Bài thuốc Đông y dùng để chữa rối loạn tiền đình ngoại biên được làm từ thành phần thảo dược tự nhiên. Điều này giúp bài thuốc mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể mà không gây tác dụng phụ. Những bài thuốc này thường dễ tìm kiếm trong dân gian và đã được truyền lại qua hàng ngàn năm. Ưu điểm của chúng là tác động mạnh mẽ lên nguyên nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh, kể cả trường hợp sử dụng trong thời gian dài.
Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên trong Đông y tập trung chủ yếu vào các cơ chế sau đây:
- Loại bỏ căn nguyên hoặc yếu tố gây nhiễu loạn tâm trí và thần trí.
- Dưỡng khí, bổ huyết, cân bằng âm dương.
- Tăng cường chức năng vận mạch để điều hòa lưu lượng máu tuần hoàn lên não, nhằm khắc phục tổn thương, nuôi dưỡng hệ thống tiền đình và loại bỏ triệu chứng bệnh.
Tuân thủ nguyên tắc trị bệnh rối loạn tiền đình trong Đông y, các bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang. Bài thuốc được VTV2 đưa tin tới hàng triệu khán giả, giới thiệu là giải pháp điều trị rối loạn tiền đình hàng đầu từ Y học cổ truyền.
Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang chấm dứt rối loạn tiền đình, không còn chóng mặt, đau đầu
Dành nhiều năm nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Định Tâm An Thần Thang hiệu quả trong điều trị các chứng rối loạn tiền đình, đau đầu, mất ngủ. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKI Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang là sự kế thừa và phát triển trọn vẹn tinh hoa Y học cổ truyền từ hàng chục bài thuốc cổ phương chủ trị chứng huyết vựng gây váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy trời đất quay cuồng. Bên cạnh đó, kiến thức về hệ thống tiền đình của y học hiện đại được kết hợp bài bản để hoàn thiện bài thuốc phù hợp nhất với thể trạng người Việt hiện thời.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình của Trung tâm Thuốc dân tộc nổi bật với những ưu điểm sau:
Điều trị rối loạn tiền đình theo nguyên tắc y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, rối loạn tiền đình có 2 dạng là hư chứng và thực chứng. Để điều trị, y học cổ truyền sử dụng “bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả”. Tuân thủ nguyên tắc này, bài thuốc Định Tâm An Thần Thang kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc gồm:
🔷TRỪ TÀ: Tác dụng giải độc, trừ tà, hoạt huyết, thông kinh lạc, giáng hỏa, loại bỏ các tác nhân nhiễu loạn hệ thống thần kinh, tiền đình là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
🔷PHỤC CHÍNH: Bồi bổ cơ thể, kiện tỳ (ăn uống ngon miệng), ích khí, bổ thận dưỡng tâm giúp ổn định hệ thống tiền đình, bổ huyết, dưỡng huyết, dưỡng não, bảo hộ tim mạch, trấn an thần kinh.
🔷ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH: Đi sâu điều trị chứng rối loạn tiền đình, xử lý các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, đi không vững, mất ngủ… duy trì hiệu quả và hạn chế tái phát.
Cơ chế điều trị rối loạn tiền đình ĐA CHIỀU
Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang tạo ra tác động đa chiều, điều trị rối loạn tiền đình chuyên sâu theo 4 mục tiêu quan trọng gồm:
♻️Bồi bổ tạng phủ: Bổ thận, dưỡng tâm, kiện tỳ, phục hồi các chức năng tạng phủ.
Trấn an hệ thần kinh: Cung cấp máu và oxy lên não, nuôi dưỡng não bộ, làm lành các tổn thương thần kinh, giải tỏa căng thẳng.
♻️Ổn định hệ thống tiền đình: Làm lành tổn thương và ổn định hệ thống tiền đình, loại bỏ các triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, tiền đình ốc tai.
♻️Tăng cường thể trạng: Bồi bổ sức khỏe cơ thể toàn diện, tăng miễn dịch, giảm lo âu, mệt mỏi, căng thẳng.
Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang phối chế 38 vị thuốc Nam
Làm nên hiệu quả của bài thuốc là sự góp mặt của 38 vị thuốc Nam. Các chủ dược có tác dụng ổn định tiền đình có thể kế đến như:
🍀Dây thiên lý hương (linh lăng rừng)
🍀Hương nhu rừng
🍀Gừng gió
🍀Bạch quả
🍀Lạc tiên
🍀Kê huyết đằng
🍀Cây xuyên tim
🍀Phục thần…
🍀Cùng nhiều vị thuốc là bí dược của người bản địa lần đầu được ứng dụng.
Tự chủ nguồn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO từ hệ thống vườn thuốc Nam và hợp tác xã dược liệu trên cả nước, Trung tâm Thuốc dân tộc mang đến người bệnh những thang thuốc có dược tính dồi dào, hiệu quả cao trong điều trị, an toàn với sức khỏe.
Bạn đọc xem thêm công tác phát triển dược liệu sạch tại Trung tâm Thuốc dân tộc:
Hiệu quả từ thực tế của bài thuốc Định Tâm An Thần Thang
Mỗi ngày Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị trực tiếp và tư vấn điều trị từ xa cho hàng chục bệnh nhân rối loạn tiền đình. 95% người bệnh thoát khỏi rối loạn tiền đình sau 2-3 tháng dùng thuốc. Tình trạng hoa mắt, chóng mặt, váng đầu được cải thiện ngay sau 10-15 ngày dùng thuốc.
Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin là giải pháp điều trị mất ngủ, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh hiệu quả và an toàn.
Bạn đọc theo dõi chương trình trên VTV2 tại đây: https://vtv.vn/video/vi-suc-khoe-nguoi-viet-mat-ngu-va-cach-chua-tri-hieu-qua-tu-dong-y-428842.htm
Hoặc theo dõi qua video tổng hợp sau:
Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được đông đảo người bệnh tin dùng, khỏi bệnh rối loạn tiền đình và phản hồi tích cực.
Bà Hoàng Thị Đức (63 tuổi – Hà Nội) bị mất ngủ 10 năm kèm theo rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt lành bệnh sau khi sử dụng Định Tâm An Thần Thang:
Nghệ sĩ Hương Dung chia sẻ hiệu quả bài thuốc Định Tâm An Thần Thang trên VTV2:
LƯU Ý: Rối loạn tiền đình có nhiều thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thuộc các mức độ khác nhau. Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang hiện được kê đơn DUY NHẤT bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Các bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc khuyến khích người bệnh đến thăm khám trực tiếp tại Trung tâm. Trường hợp ở xa, người bệnh có thể liên hệ tư vấn điều trị từ xa qua các kênh thông tin sau:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
|
ĐỪNG BỎ QUA:
- Định tâm An thần thang có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Ám ảnh vì chứng rối loạn tiền đình và 3 năm ròng rã điều trị
5. Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên là một tình trạng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nó có thể làm suy kiệt tinh thần, sức lực, làm giảm hiệu suất làm việc và học tập. Ngoài ra, có thể gây nguy hiểm trong các hoạt động di chuyển. Triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể khiến bạn không muốn làm bất kỳ công việc nào, dù nhỏ nhất. Tuy nhiên, có những biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể áp dụng để ngăn chặn tình trạng này, không để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Dưới đây là một số lưu ý để phòng chống rối loạn tiền đình ngoại biên:
- Dinh dưỡng hợp lý: Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể. Hãy ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống đủ nước, tránh rượu, các chất kích thích. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và không bỏ bữa.
- Vận động thường xuyên: Đây là điều rất quan trọng. Đặc biệt với những bạn làm việc ở văn phòng. Hãy dành thời gian cho việc tập thể dục như đi bộ, đạp xe, chạy bộ để phòng ngừa và điều trị rối loạn tiền đình.
- Giảm căng thẳng: Hạn chế áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Giữ tinh thần luôn sảng khoái, thoải mái, không suy nghĩ nhiều. Tránh lao động quá sức vì có thể gây tổn hại đến sức khỏe, dễ gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên.
- Thông báo cho bác sĩ: Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bất kỳ bệnh nào và gặp phải các tác dụng phụ hoặc triệu chứng của rối loạn tiền đình, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị.
- Thăm khám sớm: Hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh ngay khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu của rối loạn tiền đình. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, giúp bạn tránh bệnh tiến triển nặng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn tiền đình ngoại biên và những biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về căn bệnh gì, liên hệ ngay chuyên gia để nhận giải đáp.
CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG GẶP PHẢI ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ HỖ TRỢ NHANH NHẤT
TIN LIÊN QUAN:
TIN NÊN ĐỌC