Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh thường được biểu hiện qua các trạng thái như đau đầu, người mệt mỏi, ngủ không ngon,… Để tìm hiểu cụ thể hơn về các triệu chứng này thì hãy theo dõi thông tin ngay sau đây.
Hầu như các triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện khá rõ ràng và rất dễ nhận biết. Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những dấu hiệu này làm cản trở đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Định nghĩa bệnh suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là một dạng bệnh lý chủ yếu do sang chấn tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi quá lâu,… Đây được xem là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, chiếm khoảng 4% dân số và không có xu hướng giảm. Hiện nay, căn bệnh này được tìm thấy đa số ở những người lao động trí óc, ở những thành phần lao động chân tay thì tỷ lệ bệnh thấp hơn.
Song, các nhà nghiên cứu đầu ngành cũng đã chỉ ra rằng hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị nào dành cho căn bệnh này. Vì vậy, việc phát hiện và khắc phục bệnh kịp thời là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng.
9 Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh
Cần nhận biết triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh chính xác ngay từ ban đầu để cho việc điều trị đúng hướng và phù hợp hơn. Việc chẩn đoán và điều trị sai sẽ khiến cho bệnh suy nhược ngày càng trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến suy nhược thần kinh thể mãn tính.
1. Mất ngủ
Biểu hiện cụ thể ở những người suy nhược thần kinh là mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ,…Tác nhân chủ yếu là do ánh sáng, tiếng động hoặc một vài nguyên nhân nào đó. Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, tinh thần suy giảm, người mệt mỏi, thiếu linh hoạt, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và làm việc hằng ngày.
Ban ngày, những người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ hay ngủ gà nhưng đến khi lên giường nằm lại không thể nào ngủ được. Tình trạng mất ngủ kéo dài kéo theo rất nhiều hệ lụy như làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, chức năng thần kinh và một số vấn đề khác. Vì vậy hãy hết sức thận trọng khi gặp phải triệu chứng ban đầu này.
2. Đau đầu
Những người mắc bệnh suy nhược thần kinh thường có biểu hiện đau đầu âm ỉ, đau vùng trán hoặc lan tỏa sang thái dương, đỉnh đầu,…kèm theo triệu chứng nặng đầu, chóng mặt. Thời điểm thường bị đau đầu trong ngày cũng không cố định, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Có người đau vài ngày nhưng cũng có người đau vài giờ, thường là khi người bệnh có tâm lý xúc động mạnh hoặc căng thẳng. Nhiều trường hợp phải dùng tới thuốc giảm đau hoặc nằm yên tại chỗ cùng thói quen dùng tay xoa bóp 2 bên thái dương hoặc đấm nhẹ vào đầu.
3. Người mệt mỏi
Rất nhiều người nhầm lẫn triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh với một số bệnh lý khác như thiếu vitamin, bệnh xương khớp hoặc do các hoạt động quá sức. Đối với triệu chứng suy nhược thần kinh, người bệnh luôn cảm giác người uể oải, đau nhức các khớp xương, đau thắt lưng, mỏi cổ,… Đi kèm các trạng thái này là người luôn khó chịu, bực bội, khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu như hồi hộp, tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, dạ dày khó chịu,…Các triệu chứng này không thể tự khỏi nếu không được khắc phục kịp thời.
Hiện tượng mệt mỏi, người luôn xanh xao tức ngực thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng suy nhược cơ thể. Vì vậy hãy hết sức thận trọng trong việc chẩn đoán bệnh ban đầu.
4. Hoảng loạn
Hoảng loạn là một dạng của rối loạn cảm giác do lo lắng, stress kéo dài, cảm xúc của người bệnh luôn ngập tràn trong sự sợ hãi và gây tổn hại đến tinh thần. Vì vậy, việc kiểm soát hơi thở của bạn trong lúc này là rất quan trọng, bởi khi lo lắng tim sẽ đập nhanh hơn bình thường đồng nghĩa với việc đào thải CO2 ra nhiều hơn. Điều này khiến cho nồng độ pH trong máu thay đổi, đây là nguyên nhân khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn, choáng váng, hoảng loạn tinh thần.
5. Trốn tránh và ngại giao tiếp
Các nhà nghiên cứu ĐH Harvard đã chứng minh rằng, khi có dấu hiệu không muốn tiếp xúc với mọi người hoặc ngại giao tiếp thì có thể chúng ta đã bị suy nhược thần kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người. Bởi vì khi não bộ bị quá tải, các bạn sẽ có xu hướng muốn né tránh mọi thứ và tạo ra cảm giác cô lập, trầm cảm và thường xuyên bị lo âu.
Do đó, hãy cố gắng gạt bỏ tâm lý lo lắng bằng cách chia sẻ với mọi người, đặc biệt là đối với những người thân thiết. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe chia sẻ của họ vì biết đâu nó hữu ích và có thể giúp ích cho bạn thì sao.
6. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu thường là những phản ứng hết sức bình thường khi cơ thể gặp căng thẳng hoặc đứng trước các khó khăn có thể nhận biết được trước. Tuy nhiên, điều này không còn bình thường khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng trong một thời gian dài, bởi nó rất dễ dẫn đến triệu chứng trầm cảm.
Vì vậy, khi đang lo lắng hoặc căng thẳng về một vấn đề nào đó thì hãy thư giãn trước khi muốn tìm thấy cách giải quyết tối ưu. Điều này không chỉ giúp cho tinh thần bạn luôn thoải mái mà nó còn khiến cho suy nghĩ tích cực và tìm thấy cách giải quyết hợp lý hơn. Phương pháp này vừa giúp thay đổi chức năng não bộ vừa tạo thành một thói quen tốt.
7. Triệu chứng cơ thể và thần kinh
Đó là triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, người muốn đổ về phía trước, chân tay tê bì, cảm giác như có kiến bò, kim châm. Kèm theo đó có thể là cảm giác bị run tay,… Biểu hiện hoa mắt, chóng mặt thường được nhận thấy rõ ràng khi vận động mạnh, đứng lên ngồi xuống đột ngột. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng của bệnh suy nhược thần kinh do máu ít được lưu thông lên não, bên cạnh đó người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, khó chịu,..
8. Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng
Ngoài các triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh được kể trên thì người bệnh còn cảm nhận được các dấu hiệu như tim đập nhanh, hồi hộp, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, rối loạn kinh nguyệt…Nam giới bị suy nhược thần kinh còn gặp phải các vấn đề về sinh lý, huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, yếu sinh lý, liệt dương,… Vì vậy, cần phải phát hiện và điều trị bệnh suy nhược thần kinh đúng cách để ngăn ngừa biến chứng bệnh gây ra.
9. Triệu chứng tâm thần
Suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến các hội chứng tâm thần, mất tập trung, khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân suy nhược thần kinh thường nóng nảy, dễ bị kích động hơn so với người bình thường. Dấu hiệu cụ thể là trạng thái cáu gắt, bực tức với mọi thứ xung quanh, sống thu mình, không muốn giao tiếp với mọi người, nhất là ở những nơi đông người, dễ bị kích thích làm giật mình với tiếng động mất ngờ, to tiếng, dễ xúc động khi chứng kiến, xem phim tình cảm,…
Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân suy nhược thần kinh là do đâu?
Khi nào bệnh nhân suy nhược thần kinh cần gặp bác sĩ?
Theo GS.TS Nguyễn Văn Chương, Chủ nhiệm Bộ môn – Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y, Trưởng ban Kiểm tra Hội Thần kinh học Việt Nam cho biết: Khi gặp phải các triệu chứng sau đây thì nên đi gặp bác sĩ ngay nếu không muốn bệnh suy nhược thần kinh trở nên nghiêm trọng, đó là:
- Hồi hộp, lo âu, tim đập nhanh.
- Người mệt mỏi, uể oải nhưng không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc từ 3 tháng trở lên.
- Có triệu chứng rối loạn thực thể hóa, ăn uống không ngon, ăn không hấp thu.
Cũng theo một số nghiên cứu của mình, GS cho rằng bệnh suy nhược thần kinh là nguyên nhân khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể bị suy nhược và làm giảm mọi chức năng. Bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu bệnh và trực tiếp thăm khám ngay. Nhiều bệnh nhân có xu hướng chủ quan, tìm cách điều trị tại nhà nhưng không đúng cách lại khiến cho bệnh biến chứng nghiêm trọng.
Dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh suy nhược thần kinh
Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Văn Chương cũng khuyên bệnh nhân nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp.
# Chế độ dinh dưỡng:
Một số loại thực phẩm phù hợp với người bệnh suy nhược thần kinh đó là:
– Bí đỏ: Trong bí đỏ có chứa chất như acid glutamic, acid tryptophan giúp dẫn truyền thần kinh và tăng khả năng ghi nhớ, giảm lo âu, trầm uất ở những người bị suy nhược thần kinh, giúp bổ não cho trẻ em chậm phát triển về trí não.
– Socola: Bổ sung một lượng vừa đủ socola cũng có tác dụng tạo thành hoạt chất tryptophan, với tác dụng chống mệt mỏi, tăng hưng phấn và mang cảm giác dễ chịu, tăng lưu lượng máu lên não.
– Vitamin nhóm B: Có tác dụng rất quan trọng trong việc vận động hoạt động của thần kinh. Các vitamin B1, B6, B2 có thể cấu thành co-enzyme quan trọng là NAD+ và NADP+, giúp tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh hoạt động.
– Sữa: Có nhiều khoáng chất, vitami, axit amin thiết yếu đối với mọi hoạt động của não bộ. Ngoài ra, trong sữa còn có tryptophan, với tác dụng tăng hưng phấn, duy trì trạng thái hoạt động của thần kinh.
– Các acid béo omega 3: Có trong dầu vừng, dầu oliu, cá biển, hải sản,… Thành phần acid béo omega – 3 giúp tăng cường sự linh hoạt của não bộ, giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn với các tác động bên ngoài và đề kháng với các tác nhân.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và tăng cường lượng nước thiết yếu mỗi ngày.
– Tuyệt đối không nên sử dụng bia, rượu, chất kích thích nếu không muốn bệnh biến chứng nghiêm trọng hơn.
– Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, thịt hộp, cá hộp,…
# Chế độ sinh hoạt:
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi của người bệnh cũng cần được lưu ý:
– Ngủ trước 23h đêm, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya.
– Cân bằng tâm lý, không suy nghĩ hoặc căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
– Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập vận động cơ thể nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền ở nơi có không khí trong lành.
– Thói quen đọc sách, chăm sóc cây cảnh cũng là là cách để giải tỏa tâm lý một cách tốt nhất.
→ Lời kết: Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện hằng ngày. Song, nó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong việc nhận định. Để có kết quả chính xác hơn, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, thì hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm thấy phương pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm bài viết có liên quan bệnh suy nhược thần kinh:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!