Xin hỏi bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

Thưa bác sĩ, mong bác sĩ tư vấn cho tôi liệu bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

“Con tôi năm nay học lớp 11 nhưng chẳng may lại bị chứng trầm cảm, tôi có đưa cháu đi bác sĩ thì cháu nhất quyết không chịu, cả ngày cứ ru rú trong phòng và không muốn tiếp xúc với ai cả. Đôi khi đầu óc của cháu cứ trống rỗng, mắt đờ đẫn không tiếp nhận được thông tin gì, cháu cũng rất sợ xuất hiện ở nơi đông người hay bắt gặp ánh mắt của mọi người. Tôi đang rất lo lắng vì năm sau cháu phải thi Đại học rồi, hơn nữa tương lai cháu còn dài nên tôi không biết phải làm sao. Mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ, xin cảm ơn.”

Phạm Thị Yến Trang – Nghệ An

Chào chị Trang!

Chúng tôi rất cảm thông cho hoàn cảnh của chị, vì chứng bệnh trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm trạng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, gây mệt mỏi, chán nản, thiếu tập trung và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Sau đây, mời chị Trang theo dõi bài viết sau để biết được giải đáp từ bác sĩ:

trầm cảm có chữa được không?
Nhiều người thắc mắc liệu chứng trầm cảm có chữa được không?

I. Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không – [Chuyên gia giải đáp]

Căn bệnh trầm cảm là chứng bệnh suy nhược thần kinh gây rối loạn tâm lý, bệnh tạo cảm giác buồn, trống rỗng và mất hứng thú kéo dài dai dẳng ở người bệnh. Theo ước tính, có khoảng 3% – 5% dân số thế giới mắc phải chứng rối loạn trầm cảm rõ rệt. Bệnh trầm cảm thường gặp ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp; áp lực công việc, học hành, gia đình, cuộc sống…

Chứng trầm cảm khiến người bệnh có những cảm nhận, suy nghĩ, hành xử khá khác thường so với những hành vi chuẩn mực, khiến cho người bệnh có những biểu hiện đa dạng về tinh thần và thể chất tâm lý.

Nếu nỗi buồn của chứng trầm cảm cứ kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sẽ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc giao tiếp với gia đình, bạn bè cũng như cách ly mình khỏi thể giới xung quanh. Nếu diễn biến của bệnh ngày càng nghiêm trọng, người bệnh trầm cảm có thể sẽ dẫn đến suy nghĩ kết thúc cuộc sống.

Bác sĩ Lê Hoàng Phú Lộc – Chuyên gia tâm lý và bác sĩ hàng đầu trong chứng chữa trầm cảm cho biết, với những tiến bộ của các thành tựu y học hiện nay, chứng bệnh trầm cảm có khả năng chữa khỏi lên đến 94%.

Tuy nhiên, nếu người bệnh có những đánh giá thấp về căn bệnh trầm cảm, chủ quan mà không tìm gặp đến bác sĩ thì lâu ngày dễ dẫn đến chứng suy nhược cả về thể chất cũng như tinh thần, và càng gây khó khăn hơn cho công tác chữa trị.

Hai phương pháp điều trị bệnh trầm cảm phổ biến hiện nay là dùng thuốc chống trầm cảm và kết hợp liệu pháp tâm lý nhằm mang lại kết quả khả quan.

Thời gian điều trị tương đối dài, thường kéo dài khoảng 6 tháng, nên đòi hỏi bệnh nhân cần phải có sự kiên trì và quyết tâm điều trị. Sau 6 tháng điều trị, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng hồi phục của bệnh nhân mà giảm dần liều lượng thuốc cho đến khi khỏi hẳn.

Thông thường, nếu bệnh nhân làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì sau nửa tháng điều trị sẽ cảm thấy tâm lý khá hơn. Và sau hai tháng điều trị thì người bệnh sẽ có cảm giác như mình chưa từng mắc bệnh, và hòa nhập với cuộc sống thường nhật.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý dừng liệu trình điều trị vì dễ khiến kết quả trở về vị trí xuất phát, thậm chí là con số âm. Do đó, yếu tố kiên trì chính là chìa khóa quyết định thành bại khi bạn muốn thoát khỏi căn bệnh trầm cảm này.

II. Khi bị trầm cảm cần phải làm gì để bệnh thuyên giảm?

Để vượt qua được căn bệnh trầm cảm, bên cạnh việc cần phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài. Người bị trầm cảm cũng cần làm một vài bước nhỏ sau đây để tạo nên những chất nền xúc tác, giúp bạn cảm thấy khá hơn và ức chế căn bệnh không phát triển thêm nữa:

1. Đặt ra mục tiêu

Khi sự lo lắng nhiều bao quanh bạn đến mức bạn không thể chịu được nữa, hãy thả lỏng và nghĩ đến những người thân như chồng, con, cha mẹ… để có thêm nghị lực chiến đấu và vượt qua.

Giống như một người chiến sĩ trên mặt trận, bạn phải đi hết nhiệm vụ và sống hết mình để hoàn thành một điều thiêng liêng, quý giá nào đó. Việc đặt ra mục tiêu này có thể tiếp thêm sức mạnh để bạn mạnh mẽ và chiến đấu với bệnh tật.

2. Đừng dày vò bản thân

Khi bị trầm cảm, việc làm khổ bản thân bạn bằng nỗi đau thể xác hoặc tinh thần cũng không khiến bạn khá hơn chút nào cả. Cũng đừng tìm quên bên rượu bia vì chúng không chỉ làm bạn thêm suy sụp tinh thần mà còn khiến bạn bị tàn phá về sức khỏe.

đừng tự dày vò bản thân
Khi bị trầm cảm thì đừng tự dày vò bản thân khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Đồng thời, bạn đừng đưa ra những quyết định đột ngột trong khoảng thời gian tinh thần bị suy sụp, ví dụ như bỏ việc, ly hôn… trừ mọi thứ không thể cứu vãn được nữa.

3. Duy trì những mối quan hệ lành mạnh

Mặc dù bạn muốn ở một mình hoặc muốn người khác đừng làm phiền đến mình. Nhưng nếu bạn dành thời gian cho mọi người thì tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn.

Hãy tin cậy vào những người bạn, các thành viên trong gia đình hoặc người mà bạn yêu thương. Bên cạnh đó, hãy dành nhiều thời gian gặp gỡ mọi người để cảm thấy lạc quan về cuộc sống.

Những người thân thiết của bạn tốt sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh trầm cảm và khiến bạn cảm thấy được yêu thương.

4. Tham gia hoạt động mình yêu thích

Bạn có thể lên kế hoạch cho từng ngày hoặc đơn giản hơn là lên kế hoạch cho ngày hôm sau vào tối hôm trước.

Bạn cần đưa ra mục tiêu rõ ràng trong bảng kế hoạch để có thể dành thời gian thực hiện:

  • Tập thể dục.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc, viết nhật ký…
  • Dành thời gian làm việc gì đó, dù nó có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại khiến bạn vui vẻ.
  • Hãy ra ngoài đón ánh nắng mặt trời hoặc đọc sách ở một quán cà phê để cảm thấy bản thân đỡ cô độc hơn.

5. Tìm kiếm đam mê mới

Theo đuổi một đam mê hoàn toàn mới mà trước giờ bạn cảm thấy nó chán phèo cũng là một động lực có thể giúp bạn thức dậy vào buổi sáng.

Tìm kiếm đam mê mới
Tìm kiếm đam mê mới là một trong những cách chữa trầm cảm hiệu quả.

Đam mê có thể là bất cứ thứ gì mà bạn quan tâm, thậm chí có thể bạn không giỏi về nó như:

  • Đăng ký một lớp học vẽ tranh, làm đồ gốm…
  • Thể hiện bản thân thông qua việc viết một vài bài thơ, câu chuyện ngắn hoặc thậm chí là một quyển tiểu thuyết.
  • Tìm kiếm hứng thú khi học một ngôn ngữ nước ngoài.
  • Khám phá một bộ môn thể thao mới như bơi lội, bóng chuyền, điền kinh, quần vợt… Đăng ký một lớp học võ, khiêu vũ hay yoga, thiền.
  • Khám phá tình yêu của bạn dành cho việc tham gia một câu lạc bộ đọc sách, kết bạn với những người trong hội…
  • Hãy nuôi một con vật như chó, mèo, sóc, thỏ… để tìm vui bên những người bạn mới, điều này còn giúp bạn có được niềm vui bên khi chăm sóc chúng.

6. Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực sẽ giúp cho người bị trầm cảm có cách nhìn cuộc sống và thế giới đầy hy vọng. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực bất cứ khi nào. Để suy nghĩ tích cực, hãy tìm ít nhất năm điều làm cho bạn cảm thấy mỗi ngày đều là niềm vui.

  • Hành động tích cực sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực. Hãy dành nhiều thời gian để nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống để bạn cảm thấy vui vẻ hơn.
  • Nếu bạn dành thời gian nghĩ về những điều khiến làm bạn vui vẻ, tránh suy nghĩ đến những chuyện khiến bạn bực mình sẽ thúc đẩy bản thân mình suy nghĩ tích cực hơn.

Hy vọng với những thông tin trên đây, chị Trang sẽ có được những định hướng đúng đắn đối với tình trạng con mình, từ đó đưa ra những giải pháp để điều trị chứng trầm cảm cho cháu được hiệu quả.

Chúc chị và cháu thành công!

Song Lam

Bạn đọc tìm hiểu thêm:

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Xin hỏi bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *