Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao để khắc phục?

Như chúng ta từng biết hiện tượng khó ngủ là triệu chứng thường gặp ở người lớn. Thế nhưng, đối với trẻ sơ sinh mất ngủ, khó ngủ cũng là trường hợp không ngoại lệ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà đây còn là vấn đề gây ảnh hưởng hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các bé. Vậy khi trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao để khắc phục?

Trẻ sơ sinh khó ngủ

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi sẽ ngủ trong thời gian từ 12-18 tiếng/ngày ( kể cả ngày và đêm). Tuy nhiên, khi trẻ bước sang tháng thứ 3 giấc ngủ sẽ bắt đầu đi vào ổn định và quen dần với thời gian ngày và đêm. Lúc này các mẹ cần phải chú ý, nếu trẻ ngủ đúng giờ giấc, lên cân bình thường, khỏe mạnh thì không sao nhưng nếu bé ngủ ít mà cơ thể kèm theo một số biểu hiện khác lạ như: Khó đi vào giấc ngủ, kém vui tươi, chán ăn, hay nôn trớ, quấy khóc,…thì bé đang gặp khó khăn trong việc ngủ cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay lập tức.

Cách khắc phục chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

1- Chế độ dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ, dinh dưỡng không chỉ là yếu tố quyết định đến sức khoẻ của trẻ mà cho trẻ ăn uống đúng cách còn giúp nâng cao thể lực, tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, dinh dưỡng còn là yếu tố quyết định đến giấc ngủ của trẻ. Đối với những trẻ sơ sinh có biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể là do thiếu một số chất dinh dưỡng như canxi, magie, vitamin B6 và B12, D3 hoặc chất Inositol. Vì thế, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất đó chính là tăng cường bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng trên giúp an thần cơ thể,  làm dịu thần kinh và tăng cường giấc ngủ nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng cho bé giúp khắc phục chứng khó ngủ

Lưu ý: Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn thức ăn đã chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Vì thức ăn này không đảm bảo hàm lượng vitamin trong cơ thể bé sẽ gây cản trở đến giấc ngủ làm cho tình trạng mất khó ngủ xuất hiện.

2- Cải thiện giờ giấc ngủ cho trẻ:

Cải thiện giờ giấc ngủ cho trẻ không phải là một vấn đề đơn giản, điều này đòi hỏi người chăm trẻ cần phải hết sức chú ý, không được bắt trẻ ngủ quá sớm hoặc quá muộn. Thời gian ngủ buổi tối hợp lí nhất là 21h00-21h30 phút. Giờ dậy là 6h00-6h30 phút sáng. Đồng thời, lúc này các bậc cha mẹ cần phải đi ngủ cùng trẻ để tạo cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ và thức đúng giấc .

3- Khắc phục ngay chứng khát nước khi ngủ:

Trẻ sơ sinh hay có thói quen khát nước trong lúc ngủ. Vì vậy trước khi trẻ ngủ nên cho bé bú sữa hoặc uống nước để khỏi bị khát nước làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4- Hạn chế tiếng ồn: 

Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, khi sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Điều này sẽ làm cho bé thường hay khó ngủ hoặc khi ngủ thường hay giật mình, trở mình khó đi vào giấc ngủ sâu hơn. Ngay lúc này các bậc phụ huynh nên hạn chế tiếng ồn khi trẻ đang ngủ.

5- Phòng ngủ đúng tiêu chuẩn:

Một số yếu tố từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Chẳng hạn: Phòng ngủ ngột ngạt, quá nhiều ánh sáng, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh… đều có thể khiến bé khó ngủ và hay thức giấc…. Ngoài việc khắc phục tiếng ồn ra thì chúng ta cần phải lưu ý đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, ánh sáng tối và nhiệt độ vừa với cơ thể của bé. Lúc này bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và có thể giúp bé ngủ ngon hơn.

6- Đảm bảo bé luôn được khô thoáng và ấm áp khi ngủ:

Quan sát khi ngủ bé thường hay trở mình nhiều lần có thể bé đang tè dầm nên rất khó chịu. Khi gặp phải trường hợp này các mẹ cần phải thay tã ngay cho bé tránh làm bé giật mình, trở mình ngủ không ngon giấc. Đối với các bà mẹ bỉm sữa lần đầu có con cần phải hết sức cẩn thận khi thay tã để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

7- Tắm nước ấm cho bé trước khi ngủ:

Để bé luôn được sạch sẽ, không thoáng, hạn chế tình trạng ngứa ngáy, đổ mồ hôi… cách tốt nhất trước khi ngủ bạn nên tắm nước ấm cho trẻ bằng thảo dược lá chè. Sau đó dùng khăn mềm lau khô cơ thể rồi mặc đồ cho trẻ sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Lưu ý: Trước khi ngủ các mẹ nên thoa dầu vào bụng cho trẻ để khỏi bị gió hoặc đau bụng trong khi đang ngủ.

8- Massage nhẹ nhàng giúp bé dễ đi vào giấc ngủ:

Nghiên cứu cho thấy việc massage cho trẻ sơ sinh phổ biến ở châu Á và châu Phi nhằm giúp trẻ đỡ khóc quấy, ngủ ngon hơn và thậm chí là phát triển nhanh hơn nhạy bén hơn. Các bé sơ sinh cho đến bé tập đi đều sẽ dễ ngủ hơn nếu được massage ở chân và bụng trong thời gian 15-20 phút trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu rồi massage nhẹ nhàng cho bé.

9- Trang phục ngủ phù hợp cho bé:

Nên lựa chọn một số bộ đồ ngủ rộng rãi, thông thoáng bằng các loại vải cotton, bông để tránh kích ứng da cũng như làm cho bé có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên, không nên mặc đồ quá nhiều nút cho bé sẽ làm cấn lên da nếu bé nằm úp hoặc nghiêng gây khó ngủ.

10- Cho trẻ ngậm núm vú giả:

Cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ sẽ giúp bé dễ ngủ hơn và hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Khi nhận thấy bé có vẻ ngủ say, mẹ có thể từ từ rút núm vú ra để bé khỏi bị giật mình thức giấc khi núm vú bị rơi ra. Bạn nên chọn loại núm vú thật mềm để đảm bảo an toàn khi đưa vào miệng bé.

*** CHÚ Ý: 

Sau khi áp dụng tất cả 10 cách làm trên nhưng chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh vẫn còn xuất hiện thì các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp dùng thuốc điều trị tại nhà cho trẻ hoặc để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và trẻ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh rất cao.

Trên đây là những cách khắc phục khó ngủ ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh nên áp dụng tại nhà để mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.

Bình luận

Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao để khắc phục?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *