Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và cách khắc phục

Có rất nhiều nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, từ đó gây nên những ảnh hưởng cho sự phát triển của thể chất trí tuệ và việc tiếp thu các thông tin từ môi trường xung quan.

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, các ba mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, từ đó có chiều hướng khắc phục để giúp trẻ cân bằng cuộc sống. Hãy cùng theo dõi thông tin qua bài viết sau để biết được điều gì khiến trẻ khó ngủ:

Trẻ khó ngủ
Trẻ khó ngủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và trí não.

I. Những nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ

Theo bác sĩ William Lee – Bác sĩ của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh Quốc, thuộc Đại học Worcester chia sẻ rằng có khá nhiều nguyên nhân gây trở ngại cho giấc ngủ khiến trẻ bị ám ảnh như:

  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ do không có được giấc ngủ chu kỳ ngắn vào ban ngày.
  • Trẻ gặp phải hội chứng chân không yên khiến cho trẻ luôn có cảm giác khó chịu ở chân và di chuyển chân liên tục không ngừng.
  • Trẻ bị “bóng đè” khiến trẻ đau đớn, không thể cử động như ý muốn. Hiện tượng này có thể giải thích là có thể do con ngủ không đủ giấc, căng thẳng khi ngủ hoặc ngủ ở môi trường lạ.
  • Tình trạng ngáy gây tắc nghẽn đường thở tạo ra tiếng ồn hoặc khiến trẻ bị khó thở gây đánh thức trẻ nhiều lần.
  • Đau khi mọc răng là lý do khá phổ biến gây tình trạng khó ngủ ở trẻ. Thông thường giai đoạn này xuất hiện ở khoảng từ 3 – 12 tháng tuổi của bé, tình trạng mọc răng bị sưng lợi khiến bé bị đau nhức và khó ngủ.
  • Bé ham chơi nên thường trì hoãn việc ngủ bằng cách đồi đọc truyện, uống sữa hoặc đi vệ sinh… lâu dần gây lệch múi giờ khiến bé khó đi vào giấc.

II. Khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ để giúp cơ thể của trẻ tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của  trí tuệ, chiều cao. Do đó, nếu trẻ gặp chứng khó ngủ, thời gian ngủ ít đi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của não bộ và chiều cao.

ảnh hưởng chiều cao
Khó ngủ khiến cho chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, trẻ cần phải được ngủ sâu vào khung giờ từ 22h – 2h sáng vì thời điểm sẽ kích thích các hormone tăng chiều cao phát triển tốt nhất. Nếu trẻ bỏ lỡ giai đoạn này sẽ không cao được như những trẻ khác.

Đọc thêm: Trẻ 3 tuổi thường xuyên khó ngủ về đêm phải làm sao bác sĩ?

III. Cách khắc phục chứng khó ngủ ở trẻ bạn nên áp dụng ngay

Khi trẻ có dấu hiệu mất ngủ, ngủ khó, hãy áp dụng những cách khắc phục thường thấy để giúp trẻ dễ vào giấc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện:

1. Không ép ngủ mà nên cho ngủ đúng giờ

Đừng bao giờ hù dọa để bé cố ép bản thân đi vào giấc ngủ vì bạn đang vô tình tạo ra cho bé một thói quen xấu. Những câu nói tưởng chừng đơn giãn như “Nếu con không ngủ sẽ bị ông kẹ bắt” sẽ khiến bé sợ hãi, nhanh chóng đi ngủ.

Tuy nhiên, việc hù dọa bé sẽ gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh khiến trẻ không thể ngủ sâu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Bạn nên tập cho bé thói quen ngủ trước 10 giờ tối, vì thời điểm này các hormone tăng trưởng chiều cao của bé sẽ tiết ra nhiều nhất. Nếu bé không ngủ sẽ không phát triển chiều cao được.

2. Bổ sung canxi cho trẻ

Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, thức dậy quấy khóc ban đêm… Trẻ cũng có những biểu hiện không bình thường như khóc thét, co cứng người, mặt tím tái, càng dỗ thì trẻ càng khóc. Trẻ thiếu canxi còn bị chứng ra nhiều mồ hôi, khó thở, nấc cụt, ọc sữa, thở nhanh, tăng nhịp tim gây suy tim…

Do đó, cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung cho bé lượng canxi vừa đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

3. Không cho trẻ ngậm ti

Nhiều mẹ thường có thói quen cho trẻ ngậm ti trước khi đi ngủ, việc làm này có thể gây nguy hiểm cho bé vì trẻ có thể  vô tình hút cả sữa mẹ khi hít thở.

không cho trẻ ngậm ti khi ngủ
Không cho trẻ ngậm ti khi ngủ vì dễ gây ảnh hưởng xấu cho sự mọc răng của trẻ.

Điều này tạo nên những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi bé ngủ (vì lúc này đã vào trạng thái ngừng hoạt động và bị bắt buộc phải làm việc trở lại) khiến bé khó ngủ hơn. Nếu không may thì sữa sẽ vào khí quản làm bé bị ngạt thở, nếu nhẹ thì ảnh hưởng đến sự phát triển răng của trẻ.

⇒ Bên cạnh ba biện pháp trên, các phụ huynh cũng có thể thực hiện những điều nhỏ nhắc để giúp bé được ngủ ngon hơn:

  • Dạy bé phần biệt ngày và đêm bằng cách gọi bé dậy ăn nhiều lần vào ban ngày và giữ yên lặng vào ban đêm khi bé ngủ.
  • Cần đọc các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như im lặng, ngáp, dụi mắt, mắt lim dim… và đưa bé vào giường để chuẩn bị cho giấc ngủ.
  • Nên cho bé ngủ ngày ít hơn, chỉ khoảng từ 2 – 3 và giữ cho bé luôn tỉnh táo.

Các bậc phụ huynh hãy cố gắng nhận biết con thường ngủ sâu vào thời gian nào để giúp trẻ điều chỉnh dần. Việc giúp trẻ giảm tình trạng khó ngủ sẽ tránh được những mệt mỏi hoặc ngủ thừa giấc và ít xảy ra tình trạng xáo trộn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của trẻ.

Song Lam

Độc giả tìm hiểu thêm:

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và cách khắc phục

Bình luận

  1. Be nha e gan 3thag tuoi.. dạo nay be hay quay khoc moi khi buon ngu… đem cug thuc jac nhju va đoi me ăm bu that lau.. dem be thuc 5-6 lan.. e fai lm sao cho be de ngu day ak… mog bs jup e….

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *