Tụt huyết áp có nên truyền dịch không?

Tụt huyết áp có nên truyền dịch không? Phải làm gì khi bị tụt huyết áp? Tụt huyết áp có nguy hiểm không?  Đây là ba trong số rất nhiều các câu hỏi của độc giả gửi đến chuyên mục Hỏi Đáp của chuatribenhmatngu.com nhờ tư vấn. Trong bài viết này chúng tôi xin tổng hợp lại một số vấn đề liên quan đến chứng tụt huyết áp để bạn đọc quan tâm có thêm nhiều thông tin về căn bệnh này.

roi-loan-tien-dinh
Đau đầu, choáng váng là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình

Tìm hiểu về chứng tụt huyết áp

1.Thế nào là tụt huyết áp?

Tụt huyết áp chỉ hiện tượng chỉ số huyết áp của người bệnh xuống dưới  mức 90/60mmHg. Ở người bình thường chỉ số huyết áp sẽ ở mức 120/80 mmHg.

2.Nguyên nhân gây tụt huyết áp thường gặp:

Người bệnh có thể bị tụt huyết áp vì những nguyên nhân sau:

  • Do bị nôn ói nhiều hoặc bị tiêu chảy kéo dài gây mất nước nặng
  • Do cơ thể bị mất máu một cách đột ngột khi gặp tai nạn hoặc khi hiến máu…
  • Do mắc các bệnh lý về tim mạch như đau tim, hở van tim, suy tim
  • Do vận động quá mạnh hoặc làm việc quá sức khiến cho nhịp tim đập nhanh , khó thở và gây hạ huyết áp
  • Do mang thai
  • Do bị nhiễm trùng máu
  • Do cơ thể bị  thiếu máu vì  thiếu hụt chất dinh dưỡng

3. Dấu hiệu nhận biết bạn bị tụt huyết áp:

Khi bị tụt huyết áp bệnh nhân sẽ có các biểu hiện rất dễ nhận biết sau:

  • Cơ thể sốt cao một cách độ ngột
  • Tay chân người  bệnh lạnh, cơ thể đổ nhiều mồ hôi hột
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Người bệnh bị đau đầu kèm theo các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, xay xẩm mặt mày, có khi ngất xỉu.
  • Khó thở, nhịp tim nhanh
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đi vệ sinh nhiều lần liên tục
Rối loạn tiền đình gây ra các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…
Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện của tụt huyết áp

CÓ THỂ  BẠN QUAN TÂM

4.Bệnh tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Bệnh tụt huyết áp nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây tổn thương các dây thần kinh, làm cho hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng hoạt động, gây  đau thắt ngực. Nguy hiểm hơn tụt huyết áp có thể dẫn đến các biến  chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não…đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Phải làm gì khi bị tụt huyết áp đột ngột?

Khi bị tụt huyết áp đột ngột người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi trên giường nơi thoáng mát với tư thế đầu thấp hơn  chân. Song song đó cần tiến hành các biện pháp sau:

  • Uống thuốc trị bệnh huyết áp thấp nếu trong nhà có sẵn
  • Cho bệnh nhân uống liền 2 ly nước ấm to hoặc uống nước trà gừng, nước chè đặc, ăn socola
  • Ủ ấm cho bệnh nhân nếu thấy lạnh, day và ấn làm nóng các huyệt thái dương, phong trì
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu nếu tình trạng không khá hơn

Tụt huyết áp có nên truyền dịch không?

Phương pháp truyền dịch có thể được chỉ định cho bệnh nhân trong các trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp do mất nước  hoặc do mất máu, thiếu máu trầm trọng nhằm bù nước và bù máu cho bệnh nhân. Ngoài ra các bệnh nhân không uống được thuốc cũng cần phải thay thế bằng phương pháp truyền dịch.

Việc truyền dịch cần có sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn, bệnh nhân không tự ý mua thuốc về tự truyền tại nhà dễ bị sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Phải làm gì để tránh bị tụt huyết áp?

Để phòng tránh bệnh tụt huyết áp mọi người nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tập thể dục hàng ngày hoặc tham gia các hoạt động thể thao đề nâng cao sức đề kháng của cơ thể
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày cần ngủ từ 7-9 tiếng để cơ thể lấy lại sức
  • Không làm việc dưới trời nắng to hoặc dầm mưa quá lâu.

Bình luận

Tụt huyết áp có nên truyền dịch không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *