Mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều người trong những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng mất ngủ khi mang bầu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi. Do đó, các mẹ cần phải trang bị cho mình một số kiến thức dưới đây để khắc phục chứng khó ngủ, mất ngủ khi mang thai ở tháng đầu.
Vì sao phụ nữ mang thai tháng đầu dễ bị mất ngủ
Tình trạng mất ngủ tháng đầu ở phụ nữ mang thai rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết chính xác nguyên nhân do đâu. Việc xác định được lý do gây mất ngủ sẽ giúp các bà bầu có cách khắc phục tốt tình trạng bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân bạn cần lưu ý:
1. Ảnh hưởng của việc ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng mà bất cứ thai phụ nào cũng phải trải qua. Trong những tháng đầu khi mang thai, tình trạng ốm nghén sẽ gây nôn mửa, khó ăn. Việc này khiến các bà bầu không dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, từ đó khiến cơ thể suy nhược, hoạt động kém. Tất cả điều này làm giảm giấc ngủ của các mẹ bầu, ngủ không ngon giấc, không đủ giấc, mất ngủ thường xuyên trong những tháng đầu mang thai.
2. Do lo âu, căng thẳng
Theo nghiên cứu cho thấy, nội tiết tố sẽ thay đổi khi phụ nữ bắt đầu mang thai. Các mẹ bầu lúc này bắt đầu sinh nhiều lo âu, căng thẳng, nghĩ ngợi rất nhiều thứ. Người mẹ luôn lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, quan hệ vợ chồng ra sao khi mình mang thai, khi em bé ra đời liệu có đủ tài chính, kinh tế cho bé hay không?…. Các vấn đề này khiến tâm lý các mẹ không thoải mái, rơi vào tình trạng stress, mệt mỏi, dẫn đến ngủ không ngon, mất ngủ.
3. Nhịp tim tăng
Lúc này chu kỳ tuần hoàn máu không phải chỉ cung cấp cho một mình bạn, mà phải nuôi cả thai nhi. Nhịp tim trong thời kỳ mang thai sẽ làm việc nhiều hơn, mạnh hơn để cung cấp đủ lượng máu tới dạ con và nuôi thai nhi. Tim mệt nhọc vì làm việc với công suất nhiều hơn bình thường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của các bà mẹ.
4. Các vấn đề về hô hấp
Theo các nghiên cứu cho biết, trong giai đoạn đầu khi mang thai, các bà mẹ sẽ cảm thấy khó thở, thở chậm do tác động của các hormone.
Theo thời gian, bào thai sẽ lớn lên, vừa chiếm chỗ vừa gây áp lực lên cơ hoành, cơ hoành cử động yếu đi, khiến thai phụ phải thở sâu, thở nhiều. Lúc này đòi hỏi nhu cầu cung cấp oxy cho quá trình hô hấp phải hơn gấp đôi so với khi không mang bầu. Việc thở nhiều, thở sâu khiến bà bầu phải thải ra hàm lượng lớn chất cacbon dioxyd, hàm lượng chất này trong máu ít đi, làm bà bầu khó chịu, giấc ngủ cũng vì vậy mà ảnh hưởng đi nhiều hơn.
5. Đau lưng và chuột rút
Thông thường, tình trạng đau lưng và chuột rút thường diễn ra nhiều vào giai đoạn cuối thai kỳ nên các bà bầu khá chủ quan. Tuy nhiên, đau lưng hay bị chuột rút vẫn diễn ra ở tháng đầu mang thai. Chuột rút thường diễn ra bất thường, đột ngột, từ đùi, đến bắp chân và đau khủng khiếp nơi vùng bị chuột rút. Đau lưng cũng vậy, diễn ra đột ngột, nhức mỏi, khó chịu. Tình trạng này khiến các bà bầu phải thức giấc thường xuyên, giấc ngủ không thể sâu và ngon được.
Biện pháp khắc phục chứng mất ngủ khó ngủ khi mang thai tháng đầu
Năm 2009 các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành thực nghiệm ở các bà bầu đang mang thai trong 4 đầu tiên. Thực tế cho thấy cứ 10 người đã có hết 8 người bị mất ngủ. Hầu hết nguyên nhân được xác định là do sự thay đổi hormone nội tiết tố rất dễ làm các mẹ bầu bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Bởi các cơ quan trong cơ thể phải huy động máu cùng với oxy để hình thành nhau thai, làm chất dinh dưỡng nuôi bào thai. Bên cạnh đó, mất ngủ còn được xác định là do đi tiểu đêm nhiều lần (lúc này tử cung vẫn còn nhỏ, chưa bị đẩy lên khỏi khung xương chậu nên nó gây sức ép tới bàng quang khiến bạn thường xuyên mót tiểu). Chính những điều này sẽ làm bạn luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng vì không có được một giấc ngủ ngon lành.
Hiện nay có rất nhiều cách khắc phục mất ngủ như dùng thuốc tân dược, thuốc đông y hay bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, đối với những bà bầu đang mang thai thì không nên sử dụng các loại thuốc này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu sử dụng một cách vô ý thức sẽ gây ra những hậu quả khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Do đó, để khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai bạn nên thay đổi lại chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày thông qua hướng dẫn cụ thể sau đây:
1. Chế độ ăn uống đúng cách
Dù bạn đang mang thai hay không thì việc ăn quá no trước khi đi ngủ là điều không nên. Do đó, bạn cần phải có một chế độ ăn uống đúng giờ giấc nên ăn tối trước lúc đi ngủ từ 2- 3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết phần thức ăn. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B, A, C thực phẩm giàu omega 3, canxi, protein…. để có một giấc ngủ ngon.
Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ giúp dễ tiêu hoá và tránh tình trạng ợ nóng. Hạn chế thức ăn có vị ngọt vì ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường sẽ giảm, nếu đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và làm cho bạn khó ngủ.
2. Tư thế ngủ thích hợp cho bà bầu
Các mẹ bầu ngay từ bây giờ hãy tạo cho mình một thói quen ngủ đúng giờ giấc với tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Đây được xem là tư thế ngủ thoải mái nhất cho thai phụ vì giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề. Tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp, có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai.
→ Lưu ý: Bà bầu khi ngủ không nên kê gối quá cao, nằm duỗi chân dốc xuống, điều này sẽ khiến máu không lưu thông lên đến não gây ra hiện tượng mất ngủ, đau đầu và mệt mỏi sang sáng ngày hôm sau. Cách tốt nhất bạn nên kê gối mềm độ cao là 10cm là thích hợp nhất.
3. Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
Đối với những người bình thường bạn có thể lựa chọn những bài tập nặng, vận động mạnh như chạy bộ, nâng tạ… Tuy nhiên, ở những chị em đang mang thai thì nên lựa chọn những bài thể dục nhẹ nhàng từ yoga hoặc đi bộ. Điều này không chỉ giúp lưu thông khí huyết mà còn giúp cho thai phụ giảm được stress, giấc ngủ đến nhanh và cải thiện chứng chuột rút.
4. Ngâm chân trước khi đi ngủ
Ngâm chân vào nước gừng hay nước muối ấm…. trong khoảng 15-30 phút trước khi đi ngủ giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ. Đặc biệt, ngâm chân sẽ giúp bạn làm giảm chứng stress, mệt mỏi một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nếu không ngâm chân bạn có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng sẽ cải thiện chứng mất ngủ.
→ Lưu ý: Nên tắm nước vừa ấm (không quá nóng hoặc quá lạnh khoảng 36.5 độ C là thích hợp nhất) sau khi tắm xong cần phải lau khô người rồi sau hãy mặc quần áo.
5. Thời gian ngủ trưa hợp lí cho bà bầu
Ban ngày bạn nên dành khoảng thời gian 30-60 phút để ngủ trưa, đây được xem là giấc ngủ lý tưởng nhất giúp tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén. Tuyệt đối không nên ngủ nhiều giấc, ngủ dài vào ban ngày vì như vậy bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm. Cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
6. Giữ tinh thần luôn thoải mái
Mang thai tâm trạng hay thay đổi thất thường, nhiều chị em luôn trong trạng thái căng thẳng mệt mỏi và cảm thấy áp lực, bế tắc. Theo các nhà khoa học, lo lắng, áp lực sẽ khiến đầu óc bạn luôn trong trạng thái căng thẳng từ đó giấc ngủ đến rất chậm. Vì thế, để không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ bầu nên tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái, nếu có bất cứ rắc rối gì bạn nên tâm sự với chồng, bạn bè hoặc người thân để giải tỏa bớt căng thẳng. Nếu không bạn có thể thử làm các việc như nấu ăn, đọc sách. đi mua sắm hoặc du lịch… sẽ dễ chịu hơn.
7. Uống ít nước vào ban đêm
Đừng thấy việc đi tiểu nhiều lần mà bạn uống ít nước nhé (phải uống 2-2.5 lít nước/ ngày là điều bắt buộc đối với các mẹ bầu). Tuy nhiên, để không gặp phải tình trạng tiểu đêm thì bạn nên tập trung uống lượng nước cần thiết cho cơ thể của bạn trong ngày, đừng dồn nhiều vào buổi tối. Vì thức dậy để vệ sinh những nguyên nhân hàng đầu khiến giấc ngủ của bạn đứt đoạn đấy.
Với những giải pháp hay được gợi ý trên đây về giấc ngủ khi mang thai, hi vọng rằng các mẹ bầu có thể tham khảo mà áp dụng hiệu quả cho mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, bạn nên liên hệ với bác sĩ để uống thuốc phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh khoẻ!
Chia sẻ thêm:
TIN NÊN ĐỌC
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!