Thắc mắc:
Chào chuyên gia, em tên Nhung, 29 tuổi hiện đã lập gia đình và đã có 1 bé gái được 36 tháng tuổi. Hiện tại em đang có một vấn đề thắc mắc là dạo gần đây bé gái nhà em thường hay lười ngủ, ban ngày cũng như ban đêm, thậm chí 22h00 mà bé vẫn chưa chịu đi ngủ. Khi ngủ thì ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình lúc nửa đêm. Tình trạng này diễn ra thường xuyên đến nay đã bước sang ngày thứ 4 đặc biệt là cháu nhà em lại lười ăn, chỉ uống sữa thay cơm là nhiều. Không biết, việc ăn uống của bé thất thường như vậy có gây ra tình trạng thiếu chất dẫn đến khó ngủ không? Mong chuyên gia tư vấn giúp em với câu hỏi “bé bị khó ngủ do thiếu chất gì”. Xin cảm ơn!
(Cẩm Nhung_ Thành phồ Hồ Chí Minh_
Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn! Khó ngủ, ngủ không ngon giấc là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ có độ tuổi từ 6-36 tháng tuổi. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do bộ não của bé đang có sự chuyển đổi về chức năng và hoàn thiện về cấu trúc. Vì thế, chúng ta sẽ thấy bé ngủ rất thất thường, không có khung giờ cố định và ngủ ban đêm thường không ngon giấc. Ngoài ra, khó ngủ mất ngủ cũng được xác định là do môi trường sống của bé, ăn uống, sinh hoạt không khoa học, tâm lí của trẻ.. cũng gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Bé bị khó ngủ do thiếu chất gì?
- Canxi: Được biết tầm quan trọng của canxi là giúp làm dịu thần kinh một cách tự nhiên, làm tăng cảm giác thư giãn trước khi ngủ. Dù người lớn hay là trẻ em đi chăng nữa khi bị căng thẳng, hàm lượng canxi bị thiếu hụt cũng sẽ khiến bạn trở nên khó ngủ.
- Magie: Sự thiếu hụt magie có thể dẫn tới sự lo âu, căng thẳng thần kinh không rõ nguyên nhân từ đó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tồi tệ hơn là việc không bổ sung hàm lượng magie không đủ không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn gây mất tỉnh táo vào buổi sáng, cơ thể mệt mỏi kéo dài.
- Nhóm vitamin B: Một số loại vitamin như: B3, B5, B9 và B12 đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết chu kỳ giấc ngủ… nếu thiếu hụt nhóm vitamin này bé sẽ đối mặt với chứng mất ngủ, khó ngủ dài hạn.
- Kẽm: Kẽm là vi chất không thể thiếu đối với cơ thể bé. Chúng tác động trực tiếp đến các loại enzim trong cơ thể trẻ và điều hoà hoạt động tiêu hóa, trao đổi chất diễn ra bình thường. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò là chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch, đảm bảo sự tăng trưởng của các tế bào, hỗ trợ thần kinh trung ương hoạt động, giúp giấc ngủ diễn ra tốt hơn.
- Sắt: Một trong số các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và thần kinh không thể không kể đến chất sắt. Nếu thiếu chất sắt bé sẽ gặp phải một trong những triệu chứng như: Suy giảm khả năng nhận thức, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, người gầy yếu, xanh xao, đề kháng cơ thể kém , mất ngủ, khó ngủ.
Do vậy có thể nói, giấc ngủ và ăn uống luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, trẻ em trong độ tuổi từ 1-5 tuổi thường rất biếng ăn mà thay vào đó các bé chỉ thích uống sữa trừ cơm. Uống sữa là điều rất tốt tuy nhiên trong sữa không thể nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng như canxi, magie, vitamin nhóm B, kẽm, sắt… Chính những chất này sẽ quyết định đến giấc ngủ của bé có tốt hay không, có ổn định hay không. Nếu như các mẹ không bổ sung đủ cho trẻ các chất trên thì khả năng bé bị mất ngủ, khó ngủ do thiếu chất là đương nhiên.
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng mất ngủ của bé lúc này, các mẹ cần chú ý đến phòng ngủ của trẻ luôn được thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế ánh sáng nhiều. Giảm tiếng ồn, tránh cho trẻ ăn quá no hoặc uống sữa quá no trước khi ngủ. Trước khi trẻ ngủ cần phải massage nhẹ nhàng ở chân giúp bé mau chìm vào giấc ngủ hơn. Tuyệt đối bố mẹ không nên cho bé xem tivi quá khuya nhé.
Nếu sau khi đã bổ sung đầy đủ các chất này và thực hiện đúng hướng dẫn mà các chuyên gia chia sẽ trên nhưng bé vẫn không cải thiện được tình trạng mất ngủ, khó ngủ thì các mẹ hãy đưa bé đến khám tại bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tìm ra hướng giải quyết sớm nhất giúp bé tránh được một số biến chứng do mất ngủ gây ra.
*** Cảnh báo: Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng thuốc trị mất ngủ một cách bừa bãi hoặc các loại thực phẩm chức năng chữa mất ngủ sẽ gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
KIẾN THỨC CẦN NẮM:
TIN NÊN ĐỌC
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!