Mách bạn cách ngủ ít mà vẫn đảm bảo sức khỏe

Làm thế nào để có cách ngủ ít mà vẫn khỏe? Đó là vấn đề của nhiều người khi không thể phân bố thời gian đầy đủ cho một giấc ngủ. Bài viết viết sẽ chỉ ra cho bạn cách khắc phục vấn đề này.

ngủ ít mà vẫn khỏe
Nhiều người không có quá nhiều thời gian để ngủ đủ 7-8 tiếng. Do đó mong muốn có cách ngủ ít mà vẫn khỏe

Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi tối chúng ta nên dành ra 7-8 tiếng cho một giấc ngủ là đảm bảo sức khỏe trọn vẹn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều này, ngoài việc ngủ họ còn phải làm việc, học tập,… Thời gian lẽ ra dành cho việc ngủ thì bây giờ phải rút ngắn lại và dành cho nhiều hoạt động khác. Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ như thế kéo dài, sẽ khiến cơ thể và thần suy nhược. Vậy làm sao vẹn cả đôi đường, vừa có thể ngủ ít mà vẫn khỏe, vừa có thể làm việc hiệu quả? Những cách sau sẽ chỉ ra cho bạn bí quyết khắc phục:

Những cách ngủ ít nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe

Với một quỹ thời gian eo hẹp chỉ 24 tiếng mỗi ngày, làm sao chúng ta có thể điều tiết để có trọn vẹn một giấc ngủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại bởi không phải ai cũng có thể đặt lưng xuống là ngủ ngay, vừa ngủ ít là không ngủ sâu thì phải sao? Đã có nhiều công thức cũng như phương pháp được áp dụng và thành công. Thực hiện ngay các cách ngủ ít mà vẫn khỏe như sau:

1. Ngủ theo công thức của các chuyên gia

♦ Ngủ 2 giờ mỗi ngày 

Nghiên cứu 1:

Đây là công thức tính toán giấc ngủ của Buckminster Fuller, một kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ. Theo ông, với những người bận rộn thì nên ngủ theo chu kỳ cứ cách 5 tiếng rưỡi hoặc 6 tiếng thì ngủ một lần. Mỗi lần như vậy, ngủ đủ 30 phút. Vậy là chúng ta sẽ có được 4 giấc ngủ, chiếm 2 giờ mỗi ngày.

Ông thử kiên trì áp dụng công thức này trong 2 năm và mang lại cho ông một sức khỏe tràn đầy năng lượng, luôn tỉnh táo và khỏe mạnh.

Nghiên cứu 2: 

Vẫn là ngủ đủ 2 giờ mỗi ngày, nhưng Leonardo da Vinci và Dali lại có một công thức khác. 2 ông cho rằng cứ sau 4h thì ngủ một lần, mỗi lần như vậy ngủ đủ 20 phút. Như vậy, thời gian ngủ mỗi ngày là 6 giấc, chiếm 1/12 thời gian một ngày.

Công thức này được đánh giá là rất thích hợp và hiệu quả.

♦ Ngủ 2 giờ 20 phút mỗi ngày

Bạn có tin chỉ với 2 giờ 20 phút, nhà khoa học Nikola Tesla có thể làm việc hiệu quả, thâu đêm mà vẫn tràn đầy năng lượng và khỏe khoắn.

Ông đã mách cho những người bận rộn nên ngủ đủ 2 giờ vào ban đêm và 20 phút vào ban ngày.

♦ Ngủ 6 giờ 30 phút mỗi ngày

Ngủ đủ 6 giờ 30 phút là cách mà Thủ tướng nước Anh- Winston Churchill áp dụng mỗi ngày. Ông đặt mình trong một khuôn khổ là đi ngủ lúc 3h sáng và thức dậy lúc 8 giờ. Như vậy là ông đã có được 5 giờ, sau đó ông sẽ ngủ thêm 1 giờ 30 phút vào buổi chiều.

5 giờ + 1 giờ 30 phút = 6 giờ 30 phút là công thức hoàn hảo mà ông nghĩ rằng sẽ hiệu quả cho nhiều người nếu biết kiên trì thực hiện nó.

Ngủ 2 giờ 30 phút ban đêm và 3 lần 20 phút mỗi ngày 

Đây là cách mà các nhà khoa học áp dụng cho nhân loại sau khi nghiên cứu giấc ngủ ở cả trẻ em, người lớn, thậm chí là động vật.

Các nhà khoa học nhận thấy, ở loài voi, chúng chỉ ngủ 1 giờ mỗi đêm, ban ngày ngủ khoảng 3-4 lần, mỗi lần tầm 15 phút. Với thời gian ngủ như vậy, nhưng loài voi vẫn rất khỏe, tràn đầy năng lượng.

Với những người không có thời gian để ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm thì hãy cố gắng ngủ đủ 2 giờ 30 phút vào ban đêm, ban ngày thì ngủ khoảng 3 lần, mỗi lần như vậy là 20 phút.

2. Ngủ với quy luật 90 phút

Theo các nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ của chúng ta có 5 giai đoạn và chu kỳ này kéo dài trong 90 phút. Sau 90 phút là thời gian nghỉ ngắn, trong lúc này chúng ta khi nghỉ táo, sau đó tiếp tục một chu kỳ ngủ mới. Hiểu được chu kỳ này mà người ta nghĩ đến cách làm sao để tính toán thời gian thức dậy sao cho trùng với khoảng thời gian cuối mỗi chu kỳ.

cách ngủ ít mà vẫn khỏe
Bảng minh họa 5 giai đoạn giấc ngủ và gợi ý thời gian đi ngủ, thức dậy hợp lý

Từ những suy luận trên, người ta cho ra đời công thức cho một giấc ngủ ngon là:

Thời gian khi đi ngủ + 90 phút x “n” + 14 phút= Thời gian thức dậy 

Trong đó: n là số lượng giấc ngủ mỗi đêm, thường là 3-6 giấc.

Từ đó chúng ta suy ra được:

  • Thức dậy vào 6 giờ sáng thì phải đi ngủ lúc: 20h 45′, 22h 15′, 23h45′ hoặc chậm nhất  là 1h16′.
  • Thức dậy vào 7 giờ sáng thì phải đi ngủ lúc: 21h 45′, 23h15′, 00h45′ hoặc chậm nhất là 2h15′
  • Thức dậy vào 8 giờ sáng thì phải đi ngủ lúc: 22h 45′, 00h 15′, 1h 45′ hoặc chậm nhất là 3h15′.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ lúc 23 giờ hoặc 00 giờ 30 là khoảng thời gian tốt nhất.

3. Ngủ chớp mắt vào ban ngày

Nhiều người nghĩ rằng, một giấc ngủ có hiệu quả thì phải kéo dài trong nhiều giờ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc chớp mắt vài phút vào ban ngày cũng mang lại lợi ích không kém. Các chuyên gia chỉ ra với vài phút chớp mắt mỗi ngày sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, ghi nhớ tốt hơn, giải phóng quá nhiều dung lượng trong bộ nhớ, duy trì sức khỏe ổn định, tăng năng suất lao động.

Ngủ chớp mắt vào ban ngày cũng tuân thủ theo những khung giờ nhất định mới đạt hiệu quả tốt nhất.  Khi cơ thể bị giảm sút năng lượng thì đây là thời điểm bạn nên ngủ chớp mắt.

  • Nếu thức dậy lúc 6h thì thời gian để chợp mắt là 13h 30′
  • Nếu thức dậy lúc 6h 30 thì thời gian để chớp mắt là 13h45′
  • Nếu thức dậy lúc 7h thì thời gian chớp mắt là 14h
  • Nếu thức dậy lúc 7h30 thì thời gian chớp mắt là 14h15 ‘
  • Nếu thức dậy lúc 8h thì thời gian chớp mắt là 14h30
  • Nếu thức dậy lúc 8h30 thì thời gian chớp mắt là 14h45′
  • Nếu thức dậy lúc 9h thì thời gian chớp mắt là 15h

Cố gắng khi nằm xuống đúng thời điểm này và tranh thủ chợp mắt sẽ giúp ích cho cơ thể bạn rất nhiều. Điều này minh chứng cho việc ngủ ít nhưng vẫn khỏe.

Tham khảo thêm: Ngủ trưa đúng cách và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

4. Ngủ ngay lập tức – Dậy ngay lập tức

Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và tránh mệt mỏi. Việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ báo thức lập lại từng ngày sẽ giúp bạn thực hiện mọi việc theo một trình tự và chu ký ổn định. Bên cạnh đó, nếu đi ngủ muộn hôm nay, ngày mai lại đi ngủ sớm hay thức dậy sớm hôm nay, ngày mai lại “ngủ nướng” sẽ khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn. Đó là lý do đừng hỏi tại sao bạn luôn mệt mỏi, uể oải hay khó ngủ vào đêm sau.

5. Cải thiện chế độ ăn uống

Bạn có biết, ngủ không đủ giấc, ngủ ít sẽ khiến bạn mất đi năng lượng rất nhiều, hệ miễn dịch, đề kháng cũng theo đó suy giảm. Chính vì vậy, với những người ngủ ít cần có một chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

ngủ ít mà vẫn đảm bảo khỏe
Nước và dưỡng chất trong trái cây, rau củ quả sẽ giúp phục hồi lại phần mất đi do thiếu ngủ

Hãy nạp ngay năng lượng bằng các bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này giúp lượng đường trong máu bạn luôn ổn định, bạn sẽ không thấy chóng mặt hay hoa mắt, đau đầu. Ăn uống không đủ chất hay quá lâu mới dùng một bữa ăn sẽ làm lượng đường trong máu sụt giảm, gây hạ đường huyết, mệt mỏi, chóng mặt. Hãy ăn nhiều hoa quả, rau cải tươi xanh, thực phẩm giàu omega-3 hay trái cây khô, …

Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp cho người ngủ ít lưu thông máu tốt hơn, điều hòa nhịp tim ổn định. Nếu thiếu nước bạn sẽ cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

6. Cải thiện sinh hoạt hợp lý

Bạn nghĩ sao về sức khỏe của một người vừa ngủ ít vừa lười vận động. Tập thể dục sẽ giúp những người mất ngủ lấy lại tinh thần, tăng sức đề kháng do thiếu ngủ. Một buổi sáng dành ra 30 phút đi ra ngoài kết hợp chạy bộ, đi bộ, chạy xe đạp,… sẽ làm bạn tỉnh táo, cải thiện tinh thần, ngủ ngon hơn vào đêm sau.

Ngoài ra, tập các động tác yoga hay ngồi thiền cũng giúp ngủ ngon và ổn định tinh thần. Những người ngủ ít nên tập yoga hay ngồi thiền để thư giãn đầu óc, chống cáu gắt, lo âu, căng thẳng.

Xem thêm: 7 bài tập yoga chữa mất ngủ bạn nên thực hiện ngay

Với những bí quyết trên đây đã giúp những người bận rộn biết cách ngủ ít mà vẫn khỏe. Tuy nhiên, lời khuyên tốt cho bạn vẫn nên là phân bố thời gian hợp lý cho từng hoạt động trong ngày và giữ cho mình một giấc ngủ trọn vẹn nhất có thể. Chúc bạn luôn khỏe!

Thiên Bình 

Mời xem thêm: Tác hại của việc mất ngủ “khủng khiếp” hơn bạn nghĩ

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.

Bình luận

Mách bạn cách ngủ ít mà vẫn đảm bảo sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *