Mất ngủ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả, an toàn, ngủ ngon tự nhiên

Mất ngủ từ lâu trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Thói quen sinh hoạt, áp lực cuộc sống mà bệnh ngày càng gia tăng về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Mất ngủ khó ngủ nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh: suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, trầm cảm,… Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan tới chứng mất ngủ. Đồng thời đưa ra giải pháp đặc trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

Mất ngủ là gì? Các thể mất ngủ, khó ngủ thường gặp

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người. Việc ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp con người lấy lại tinh thần, sức khỏe sau khoảng thời gian dài làm việc và học tập. Người bình thường mỗi ngày nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng, ngủ sâu mới cảm thấy khỏe khoắn thoải mái sau khi thức dậy.

Mất ngủ tiếng anh gọi là insomnia. Đây là tình trạng không ngủ được, ngủ không sâu giấc, khi bị tỉnh không thể quay lại giấc ngủ, mệt mỏi khi thức dậy. Tùy theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người mà có những triệu chứng bệnh khác nhau.

mat-ngu
Tình trạng mất ngủ ngày càng gia tăng về số lượng

Bệnh mất ngủ chia thành 2 dạng chính: mất ngủ cấp và mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên.

  • Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng mất ngủ tạm thời xảy ra trong khoảng một vài tuần. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là bởi thói quen sinh hoạt, làm việc, ăn uống hoặc vừa gặp dư chấn tâm lý nặng nề. Mất ngủ tạm thời không cần tới sự can thiệp của y tế. Tình trạng này có thể khỏi nếu người bệnh thiết lập lại chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Mất ngủ mãn tính: Là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu, ngủ không đủ giấc. Người bệnh sẽ bị mất ngủ thường xuyên ít nhất 3 đêm/tuần và kéo dài liên tục hơn 1 tháng.

Ngoài ra nếu xét về thời gian không bị mất ngủ chúng ta có thể chia thành:

  • Mất ngủ, khó ngủ buổi trưa: Giấc ngủ buổi trưa chỉ diễn ra trong 15-30 phút nhưng rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Nhiều trường hợp khó vào giấc hoặc không ngủ được buổi trưa cũng là biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Mất ngủ giữa đêm: Tình trạng này diễn ra khá phổ biến. Người bệnh thường tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ lại được nữa. Đối với người cao tuổi, thức dậy đi vệ sinh giữa đêm và khó ngủ trở lại.

Triệu chứng mất ngủ thường gặp

Tùy vào các thể mất ngủ kinh niên, mãn tính, cấp tính nặng – nhẹ mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau. Trong đó các biểu hiện điển hình bao gồm:

dau-hieu-mat-ngu
Dấu hiệu mất ngủ điển hình
  • Không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ kể cả khi cơ thể rất mệt mỏi và có cảm giác buồn ngủ
  • Trắng đêm, thao thức, đau đầu nhưng không ngủ được.
  • Ngủ không sâu giấc, thường xuyên bị giật mình tỉnh và rất khó ngủ tiếp
  • Dậy từ sớm không ngủ lại được, cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.
  • Cảm giác buồn ngủ cả ngày nhưng đêm lại khó ngủ, giấc chập chờn, phản xạ kém,…
  • Khó chịu, tinh thần căng thẳng, lo âu
  • Mất tập trung, khó ghi nhớ, nhớ nhớ quên quên
  • Đau đầu, choáng váng, chênh vênh.

Nên đọc: HẾT mất ngủ kinh niên, AN giấc mỗi đêm sau 10 năm trằn trọc nhờ bài thuốc quý

Nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ

Mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân chính gây bệnh:

  • Căng thẳng, stress: Khi quá căng thẳng dẫn tới rối loạn chức năng hệ thần kinh, não bộ bị kích thích và hưng phấn quá độ. Điều này khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra não bộ nếu trong trạng thái “hoạt đồng” sẽ làm giảm khả năng sản sinh hormone melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ.
  • Do tuổi tác: Thực tế cho thấy bệnh nhân bị mất ngủ tăng dần theo tuổi tác. Các chuyên gia sức khỏe chỉ rõ khi tuổi càng cao sẽ khiến khả năng sản sinh melatonin càng giảm. Người già thường khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc  nửa đêm.
  • Do ảnh hưởng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc chứa caffeine (Panadol Extra), thuốc có chứa chất kích thích, thuốc dị ứng, giảm đau, thuốc trị hen suyễn, thuốc chống trầm cảm,… có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ.

mat-ngu
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi múi giờ: Việc chuyển chỗ ở, thay đổi nơi làm việc, đặc biệt ở nước ngoài có thể khiến nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn và rối loạn. Chính tình trạng này dẫn tới chứng mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn.
  • Bị trào ngược dạ dày: Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng mất ngủ. Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như (ợ hơi, ợ thức ăn, buồn nôn, nóng rát thượng vị,…) khiến cơ thể mệt mỏi, khó ngủ. Những người mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn, cường giáp, bệnh ti, dị ứng, viêm khớp,… cũng sẽ có thể bị mất ngủ.
  • Mất ngủ vì cafe: Một số người có thói quen uống cafe vào buổi tối sẽ khiến hệ thần kinh bị kích thích gây hưng phấn và rất khó ngủ.

Đối tượng dễ bị khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh mất ngủ xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng. Cụ thể:

  • Mất ngủ ở người lớn tuổi: Đây là đối tượng bị khó ngủ, rối loạn giấc ngủ nhiều nhất. Đây chính là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi tuổi các cao thì các tế bào, cơ quan trong cơ thể cũng sẽ dần lão hóa. Kéo theo đó là các tế bào thần kinh cũng bị hủy hoại gây ra tình trạng suy nhược gây mất ngủ lo âu hoặc ngủ không yên giấc.
  • Mất ngủ khi mang thai: Phụ nữ trong thời gian mang thai cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu, cơ thể mẹ bầu mệt mỏi do đó sẽ muốn ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên qua mỗi giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cũng có thể gặp chứng khó ngủ. Cụ thể:

Mất ngủ ở bà bầu tháng đầu: Một số chị em khi mang thai hệ tiêu hóa thường hoạt động kém và yếu hơn so với bình thường. Thức ăn lưu lại trong dạ dày dẫn tới chứng đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ. Ngoài ra với chị em mang thai lần đầu thường có tâm trạng lo âu, nhạy cảm với những chuyển nhỏ nhặt nên bị stress dẫn tới mất ngủ.

Mất ngủ bà bầu tháng cuối: Lúc này thai nhi đã lớn, dạ con ép lên cơ hoành gây khó khăn trong việc hít thở. Khi hít thở sâu để lấy oxy bà bầu sẽ thở ra nhiều carbon dioxide hơn bình thường, làm thấp mức carbon dioxide trong máu. Do đó cảm thấy khó chịu hơn, chất lượng giấc ngủ cũng bị giảm.

Ngoài ra mất ngủ khi mang thai còn xảy ra do thận của chị em phải làm việc thêm 30 – 50% để lọc máu. Điều này gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều, rối loạn giấc ngủ.

mat-ngu-3
Mất ngủ không chỉ xảy đến với người già mà còn gặp phải ở người trẻ
  • Mất ngủ sau sinh: Chị em sau khi sinh nở thường khó ngủ có thể do tâm lý lo lắng, căng thẳng vì việc chăm con. Chưa thích nghi kịp với giờ giấc sinh hoạt của bé; thời tiết, tiếng động xung quanh cũng là nguyên nhân khiến mẹ bỉm bị rối loạn giấc ngủ.
  • Mất ngủ ở người trẻ tuổi: Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, áp lực thi cử dẫn tới tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ bị chập chờn. Ngoài ra hiện nay nhân viên văn phòng cũng là đối tượng dễ bị mất ngủ do tính chất công việc, thời gian sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý.
  • Mất ngủ ở tuổi dậy thì: Theo một nghiên cứu thì có tới 20% tuổi thanh thiếu niên không có giấc ngủ đủ giấc. Nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này là do thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, nước uống chứa nhiều chất gây nghiện như bia, rượu, bánh kẹo, thuốc lá trước khi ngủ. Hơn nữa các bạn trẻ thường có lối sống không khoa học như thức rất khuya và ngủ nước vào hôm sau. Đây đều là thói quen ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của các em. Ngoài ra việc lạm dụng điện thoại di động, chơi game, xem tivi cũng là lý do phổ biến gây khó ngủ. Chứng mất ngủ còn do rối loạn tâm sinh lý ở tuổi dậy thì.
  • Mất ngủ tiền mãn kinh: Suy giảm hormone, đặc biệt là hormon estrogen và progesterone được xem là nguyên nhân chính gây ra mất ngủ ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Phụ nữ tuổi từ 45 – 53 tuổi thường bị mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc về đêm. Khi rơi vào trạng thái này, phụ nữ thường lo lắng, căng thẳng do đó tạo thành vòng luẩn quẩn không hồi kết.

Xem ngay: Giải mã liệu pháp xử lý từ gốc bệnh mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Mất ngủ thường xuyên gây ra hậu quả gì?

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mỗi người, chính vì thế chỉ cần mất ngủ 1 đêm bạn cũng sẽ cảm nhận được sức khỏe bị ảnh hưởng vào ngày hôm sau. Người lúc nào cũng mệt mỏi, lờ đờ, làm việc mất tập trung, nhớ nhớ quên quên, công việc giảm hiệu suất… Nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt bệnh lý gây ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe toàn thân.

he-luy-mat-ngu
Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh
  • Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Tạp chí Neuroscience (Mỹ) đã đưa ra công bố: 25% người bị mất ngủ kinh niên có nguy cơ bị teo não. Đặc biệt, mỗi đêm nếu ngủ dưới 5 giờ sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 8 lần so với người bình thường.
  • Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Người bị mất ngủ dài ngày đầu óc luôn trong vòng xoáy suy nghĩ luẩn quẩn. Hay âu lo, luôn cảm thấy cô đơn, lo lắng, suy nghĩ tới những điều vô định. Tình trạng này để lâu sẽ khiến thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Dễ béo phì: Khó ngủ, tỉnh giấc nửa đêm làm thay đổi hoạt động của não bộ. Điều này khiến người ta nhanh có cảm giác đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt thèm ăn chất béo.
  • Da xấu nhanh chóng: Thường xuyên mất ngủ ban đêm khiến cơ thể tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng. Từ đó, da bị khô, xỉn màu, sạm nám, chảy xệ và nhanh lão hóa. Ngoài ra, người thường xuyên thiếu ngủ sẽ dễ mắc các bệnh về da như: mụn trứng cá, dị ứng,…
  • Đe dọa hệ tim mạch: Giấc ngủ không liền mạch khiến hệ thần kinh bị căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, huyết áp tăng cao. Theo thông tin được đăng tải trên Tạp chí Tim mạch châu Âu, việc thiếu ngủ sẽ làm tăng 48% nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch.
  • Suy giảm sinh lý: Nam giới bị mất ngủ sẽ làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể. Đây chính là lý do khiến sinh lý cánh mày râu bị giảm sút: giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.
  • Mất ngủ kéo dài tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. Đặc biệt dễ bị ung thư đại tràng, ung thư vú.
  • Mất ngủ gây sụt cân: Một số người mất ngủ kèm theo dấu hiệu chán ăn và không có cảm giác đói. Họ thậm chí còn không nhận ra mình ăn ít như thế nào và điều này dẫn tới tình trạng giảm cân rất nhanh, thậm chí không thể kiểm soát. Mất ngủ chán ăn cũng là một biểu hiện của chứng rối loạn âu lo.

Có thể thấy những hệ lụy mà mất ngủ gây ra vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy người bệnh không nên chủ quan, khi thường xuyên bị khó ngủ, tỉnh giấc nửa đêm cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.

TRÁNH NGUY HẠI TỪ MẤT NGỦ – CHIA SẺ NGAY TRIỆU CHỨNG BÁC SĨ TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ

Chẩn đoán bệnh mất ngủ bằng cách nào?

Người bệnh khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng kết hợp thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh như:

  • Tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề liên quan tới bệnh tiểu đường, bệnh gout, tuyến giáp,…
  • Những trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ sẽ để bệnh nhân ngủ tại bệnh viện để theo dõi và thu thập thêm dữ liệu phục vụ cho quá trình chẩn đoán. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim, hơi thở, sóng não, cử động mắt để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Trên thực tế quy trình chẩn đoán mất ngủ phụ thuộc theo thể trạng của mỗi người. Vì vậy các kỹ thuật chẩn đoán sẽ được linh hoạt.

Bệnh mất ngủ và cách điều trị hiệu quả

Để cải thiện giấc ngủ, đầu tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó áp dụng thêm một số phương pháp điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc Tây, áp dụng bài thuốc dân gian, sử dụng bài thuốc trong Đông y, những ứng dụng liệu pháp tâm lý,…

Mất ngủ uống thuốc gì?

Rất nhiều người băn khoăn về việc không biết mất ngủ nên uống thuốc gì để điều trị mất ngủ hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc ức chế dây thần kinh để ngủ được. Bởi vậy các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc Tây khi thực sự cần thiết, phương pháp này cũng không được khuyến khích áp dụng. Một số loại thuốc xuất hiện trong đơn thuốc bao gồm:

  • Thuốc histamin: Dạng này có thể kể đến như Promethazine, Dimedrol và Clorpheniramin,…
  • Thuốc ngủ: Có thể kể tới một số loại thuốc như: Phenobarbital, Zolpidem,…;
  • Thuốc bình thần: Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc như: Bromazepam, Clonazepam, Diazepam,…;
  • Thuốc có tác dụng an thần, dưỡng tâm tạm thời: Amisulpride, Olanzapine, Quetiapine,…;
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Mirtazapine, Clomipramine,…

mat-ngu-2
Thận trong khi sử dụng thuốc ngủ Tây y

Hầu hết tất cả các loại thuốc đẩy lùi khó ngủ, rối loạn giấc ngủ được khuyến khích sử dụng không quá 3 ngày. Liều lượng thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh của mỗi người. Tuyệt đối người bệnh không được lạm dụng thuốc để phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra như: nghiện thuốc, không có thuốc không ngủ được, đau dạ dày,…

Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ

Có nhiều vị thuốc nam chữa mất ngủ được lưu truyền từ đời cha sang đời con. Đa phần, những bài thuốc này đều sử dụng nguyên liệu quen thuộc, dễ làm, dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến sau đây:

Mất ngủ uống tâm sen

Đây là cách được nhiều người áp dụng khi bị khó ngủ, giấc ngủ bị chập chờn. Tâm sen có vị đắng, tính hàn chứa một số thành phần như: nucifera, nelumbin, liensinin,… có tác dụng an thần, dưỡng tâm, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Uống trà tâm sen giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn

Cách thực hiện:

  • Mua tâm sen chất lượng, không ẩm mốc sau đó sao vàng để giảm tính lạnh của tâm sen.
  • Rửa sạch tâm sen đã sao rồi hãm cùng nước sôi trong bình kín
  • Đời 15 phút cho dược chất trong tâm sen hòa tan ra nước là có thể sử dụng. Sử dụng nhiều lần trong ngày, liên tục trong 10 ngày để có kết quả tốt.

Sử dụng trà hoa cúc trị khó ngủ

Trà hoa cúc là gợi ý hoàn hảo cho những ai đang băn khoăn không biết mất ngủ uống trà gì để ngủ ngon hơn. Từ lâu, hoa cúc được ví như “tiên dược” thiên nhiên có tác dụng an thần, giảm stress hiệu quả. Ngoài ra trong hoa cúc còn chứa nhiều thành phần có dược tính cao, hoạt động tương tự thuốc kháng sinh. Bởi vậy mà nó có khả năng kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ thanh lọc cơ thể hiệu quả. Để có tách trà hoa cúc thơm ngon bạn có thể thực hiện đơn giản như sau:

  • Cho khoảng 3 – 5 bông hoa cúc khô vào ấm
  • Thêm 350ml nước sôi già sau đó hãm khoảng 15 phút là có thể dùng được
  • Chia đều uống mỗi ngày 2 lần, sử dụng kiên trì bạn sẽ lấy lại được giấc ngủ trọn vẹn.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số loại trà như: trà bạc hà chanh, trà cây lạc tiên, trà cây trinh nữ, trà cây xạ đen,… Đây cũng là những loại trà giúp người bệnh đi vào giấc ngủ.

Điều trị khó ngủ bằng phương pháp dân gian tuy khá an toàn, dễ thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc mất ngủ trầm trọng sẽ không thể sử dụng biện pháp này. Vì thế đây chỉ được xem là phương pháp khắc chế mất ngủ an toàn tạm thời.

Trị mất ngủ bằng thuốc Đông y

Mất ngủ theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng thất miên, bất mị hay còn được gọi là bất đắc miên. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể bị tà khí xâm nhập gây nhiễu động, mất cân bằng âm dương dẫn đến thần kinh bị nhiễu loạn. Do tinh huyết không đủ hay bị suy giảm làm giảm chức năng của ngũ tạng.

Đông y điều trị mất ngủ theo nguyên tắc loại bỏ căn nguyên, đồng thời tăng cường sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát. Một số thảo dược xuất hiện trong các bài thuốc Đông y trị mất ngủ như: Đương Quy, Nhân Sâm, Phục Thần, Viễn Chí, Đại Táo, Cam Thảo, Hoàng Kỳ,…

thuoc-dong-y-100-tu-thien-nhien
Trị mất ngủ bằng Đông y được đánh giá là giải pháp an toàn

Được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, các bài thuốc Đông y sẽ thẩm thấu từ từ vào bên trong cơ thể và khắc phục khó ngủ, rối loạn giấc ngủ từ bên trong. Đồng thời bồi bổ cơ thể tạo ra hàng rào bảo vệ vững chắc giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ tự nhiên.

Ứng dụng nguyên tắc Đông y trong chữa khó ngủ, ngủ không sâu giấc, Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu cho ra đời bài thuốc quý từ thảo dược. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo giữ tinh hoa YHCT và nghiên cứu y học hiện đại, phù hợp với mọi đối tượng.

Bài thuốc Định tâm An thần thang – Liệu pháp hoàn chỉnh HẠ GỤC bệnh mất ngủ, NGỦ NGON tự nhiên

Được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Định tâm An thần thang được biết tới là giải pháp đột phá giúp hàng ngàn người bệnh tìm lại được giấc ngủ ngon, không tái phát. Bài thuốc quý hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội:

Cơ chế 2 trong 1 trị mất ngủ từ gốc, người bệnh lấy lại giấc ngủ tự nhiên 

Để hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công sưu tập và chọn lọc ra nhiều bài thuốc cổ phương trị mất ngủ được lưu giữ tại Trung tâm. Trong đó bài thuốc Quy tỳ thang của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được lấy làm tiền đề phát triển. Bài thuốc Định tâm An thần thang tuân thủ chặt chẽ biện chứng luận trị của YHCT.

Cơ chế “2 trong 1” cho phép trị hoàn hảo tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ để dưỡng tâm, an thần giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ tự nhiên. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn chỉnh của 2 nhóm Trừ tà và Phục chính.

dinh-tam-an-than-than-chua-mat-ngu-hieu-qua
Sự kết hợp 2 nhóm thuốc cho tác động toàn diện đẩy lùi mất ngủ từ gốc

Nhóm thuốc trừ tà tấn công trực diện căn nguyên nguồn bệnh

  • Thành phần: Dạ giao đằng, lạc tiên, củ bình vôi, viễn trí, liên nhục,…
  • Tác dụng: Loại trừ tài khí gây nhiễu loạn thần trí, bảo hệ chính khí, thư giãn thần kinh, khắc phục chứng âu lo, tim đập nhanh.

Nhóm phục chính hỗ trợ biện chứng cho nhóm Trừ tà, bồi bổ cơ thể

  • Thành phần: Là sự góp mặt của nhiều thảo dược có tác dụng trị mất ngủ như Phục thần, bạch truật, toan táo nhân, hoàng kỳ,…
  • Tác dụng: Bồi bổ thể chất, tăng cường chính khí, cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết. Bài thuốc đi sâu vào dưỡng tâm, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bài thuốc Định tâm An thần thang chủ trị các chứng khó ngủ kinh niên, mất ngủ trầm trọng, bệnh đã chuyển sang thể mãn; cơ thể suy nhược, thần kinh giảm sút,… Người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị theo từng giai đoạn.

dinh-tam-an-than-thang-chua-mat-ngu-1
Người bệnh cảm nhận hiệu quả theo từng giai đoạn

Bài thuốc được bào chế theo dạng thang thuốc uống hoặc cao tinh chất. Người bệnh có thể linh hoạt mang theo bên người và sử dụng tiện lợi. Ngoài ra Trung tâm Thuốc dân tộc còn cung cấp dịch vụ sắc thuốc theo yêu cầu.

Định tâm An thần thang hội tụ gần 30 thiên dược quý cho phép trị an toàn, ai cũng dùng được 

Bài thuốc Định tâm An thần thang đặc trị mất ngủ lâu ngày với sự góp mặt của gần 30 thiên dược quý. Trong đó, nổi bật nhất là các vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, tăng cường tâm trí: Cây xuyên tim, củ bình vôi đỏ, phục thần, táo nhân, đại táo, viễn chí,…

Các thảo dược quý được kết hợp theo tỷ lệ vàng đảm bảo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ” trong Đông y. Bài thuốc cải thiện tình trạng khó ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn.

dinh-tam-an-than-thang-hoi-tu-thien-duoc-quy
Định tâm An thần thang kết hợp nhiều dược liệu quý hiếm

Mỗi vị thuốc góp mặt trong Định tâm An thần thang đều được chọn lọc kỹ lưỡng từ khu vườn chuyên canh thảo dược sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc. Quy trình nuôi trồng, sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO. Nhờ vậy, bài thuốc tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. 100% người bệnh sử dụng không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Được chính thức đưa vào sử dụng cho toàn nhân dân từ năm 2016, đến nay bài thuốc quý trị mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người lấy lại giấc ngủ tự nhiên, không tái phát. Bài thuốc được giới thiệu trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh VTV2 là bài thuốc thảo dược hoàn chỉnh điều trị mất ngủ hiện nay:

Bác Hoàng Thị Lý (Phúc Thọ – Hà Nội) ngủ 5-7 tiếng mỗi đêm, không còn rối loạn lo âu:

Bác Hoàng Thị Đức (62 tuổi – Hà Nội) ngủ ngon giấc sau 10 năm mất ngủ kinh niên:

Nghệ sĩ Hương Dung chia sẻ về hiệu quả của bài thuốc Định tâm An thần thang:

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được kê đơn duy nhát bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh liên hệ với Trung tâm để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

CHIA SẺ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ GẶP PHẢI ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ HỖ TRỢ NHANH NHẤT

ĐỪNG BỎ LỠ:

Mất ngủ ăn gì tốt, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ?

Ngoài các phương pháp chữa thì thực phẩm thu nạp hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị khó ngủ. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm:

Trứng: Mỗi tuần bổ sung khoảng 3 quả trứng trong bữa ăn nhẹ. Trứng có tác dụng điều hòa, cân bằng lại hoạt chất có trong cơ thể, từ đó dễ dàng ngủ ngon hơn, ngủ sâu hơn.

  • Cá: Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng an thần tự nhiên khiến người bệnh dễ đi vào giấc ngủ ban đêm. Bạn có thể thường xuyên thêm vào bữa ăn các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thờn bơn,…
  • Đậu xanh: Các nghiên cứu chỉ ra một hàm lượng lớn Vitamin B6 có trong đậu xanh. Đây là vitamin có thể sản sinh ra Hormone melatonin một hoạt chất có tác dụng giúp ngủ sâu giấc hơn.
  • Yến mạch: Ăn yến mạch sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn nhờ hàm lượng carbohydrate có trong nó.
  • Chuối: Trong chuối rất giàu dưỡng chất như magie, kali có tác dụng giúp thư giãn cơ bắp. Ngoài ra acid tryptophan có trong quả chuối có thể chuyển thành các chất Serotonin và Melatonin có tác dụng cân bằng hormone gây dễ ngủ.

Người bị mất ngủ cũng nên thiết lập cho mình chế độ ăn uống sinh hoạt đảm bảo khoa học:

  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cafe,…
  • Không nên tiêu thụ đồ cay, nóng, thực phẩm dễ gây kích thích
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
  • Chỉ nên ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút, không nên ngủ trưa quá lâu
  • Không nên suy nghĩ quá nhiều, đặc biệt những điều lo lắng, tiêu cực trước khi đi ngủ. Bạn có thể nghe nhạc tính tâm hoặc ngồi thiền để tạo cảm giác thư thái, thoải mái.
  • Mỗi ngày nên tập thể dục từ 15 – 20 phút để giải tỏa căng thẳng, điều hòa tuần hoàn máu não.

Trên đây là những thông tin giải đáp về tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Có thể thấy chất lượng giấc ngủ rất quan trọng vì vậy khi bị khó ngủ, tỉnh giấc nửa đêm bạn nên lập tức đi thăm khám để có biện pháp hỗ trợ y tế kịp thời.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Tin bài nên đọc:

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.