Ngâm chân chữa mất ngủ như thế nào đúng cách?

Ngâm chân chữa mất ngủ như thế nào đúng cách đang là vấn đề thắc mắc của nhiều bạn đọc. Mất ngủ là vấn đề thường gặp ở nhiều người hiện nay, ngoài việc sử dụng các loại thuốc dùng để uống thì hiện nay ngâm chân chữa mất ngủ được xem là phương pháp phổ biến nhất mang lại hiệu quả nhanh chóng đang được nhiều người quan tâm.

ngâm chân chữa mất ngủ
Trị mất ngủ bằng phương pháp ngâm chân đang được nhiều người quan tâm và sử dụng

Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn hiện đang công tác tại bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết; Mất ngủ là bệnh lí thường gặp ở nhiều người hiện nay, mất ngủ có nhiều yếu tố tác động chẳng hạn như: Căng thẳng, stress kéo dài trong nhiều ngày, do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, chế độ ăn uống, sinh hoạt không đúng đắn… Khi mất ngủ xuất hiện người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, người lừ đừ…  Để khắc phục tình trạng trên đa số nhiều người bệnh tìm đến các loại thuốc trấn tĩnh, an thần từ tây y nhưng kết quả chỉ tức thời còn về lâu dài lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm làm bệnh trở nên tồi tệ thêm.

Ngày nay y học cổ truyền phát triển, việc điều trị mất ngủ được ứng dụng nhiều phương pháp như: Xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện yoga, ngâm chân… mang lại kết quả khá cao và bệnh được khắc phục tận gốc mà không hề gây ra bất kì biến chứng nào nguy hiểm. Phương pháp chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân trong đông y gọi là “dược dục liệu pháp”. Nghiên cứu cho thấy đôi chân của chúng ta có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với hệ thần kinh trung khu đại não, đồng thời chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ tới từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Chính vì thế, việc dùng nước để ngâm chân sẽ tạo ra kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn cho chân và não điều này sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Hướng dẫn cách ngâm chân chữa mất ngủ đúng cách

1. Các loại nước dùng để ngâm chân:

+ Sử dụng nước ấm: Nước ngâm chân là nước sạch, đem đun nóng ở nhiệt độ từ 50-60 độ C sau đó cho vào thau bằng gỗ hoặc bằng sứ rồi ngâm cả hai chân vào.

ngâm chân trị mất ngủ
Gừng và quế khô là 2 nguyên liệu thường được dùng pha nước ngâm chân vì có nhiều tác dụng tốt
+ Ngâm chân bằng nước gừng: Gừng đem rửa sạch, để nguyên vỏ và đập dập, tiếp theo bạn cho nước vào nồi đun sôi rồi cho muối và gừng đập dập vào nấu cùng khoảng 5-7 phút để muối tan ra và tinh chất gừng ra hết nước. Để nước nguội khoảng 50-60 độ , sờ thử tay vào thấy chịu được là có thể dùng ngâm chân được.

+ Ngâm chân bằng nước quế: Ngoài tác dụng khử mùi hôi ở chân ra, việc sử dụng nguyên liệu quế làm nước thuốc để ngâm chân có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả cao. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần dùng 50g quế khô, giã nát sau đó nấu nước sôi rồi cho lượng quế vừa giả vào. Cuối cùng là tắt bếp chờ nước ấm rồi ngâm chân.

2. Tư thế ngâm chân:

ngâm chân điều trị mất ngủ
Một tinh thần thoải mái sẽ giúp việc ngâm chân đạt hiệu quả cao

Không phải ai cũng biết cách ngâm chân đúng tư thế nhé, để có một tư thế ngâm chân chữa mất ngủ đúng cách, hiệu quả tối ưu. Bạn cần phải ngồi thẳng người, cởi bỏ tất cả giầy, tất sang một bên sau đó vệ sinh sạch đôi chân bằng nước lạnh trước khi ngâm. Khi rửa chân xong, bạn đặt hai bàn chân vào chậu ngâm tiến hành ngâm, cơ thể thả lỏng nhẹ nhàng trong quá trình ngâm bạn nên massage lòng bàn chân, cổ chân và bắp chân.

3. Thời điểm ngâm chân chữa mất ngủ:

Ngâm trong nước ấm với nhiệt độ phù hợp ( từ 38-44 độ C), ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ (nên ngâm từ 19h00-20h00 vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất). Bạn chỉ cần dành khoảng thời gian từ 20-25 phút để thực hiện thao tác này mỗi tuần 3-4 lần sẽ mang lại kết quả nhanh chóng sau 2-3 tuần áp dụng.

Những điều cần lưu ý khi ngâm chân trị mất ngủ

Ngâm chân thật sự là một phương pháp tốt và hữu hiệu, vừa giúp thư giãn, lại trị mất ngủ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng tôi có thể tự tiện muốn ngâm cha6nra sao cũng được. Sau đây là một lưu ý bạn cần ghi nhớ khi sử dụng phương pháp ngâm chân:

  • Trong vòng 30 phút kể từ sau khi ăn, bạn không được ngâm chân. Điều này có thể hiểu là do lúc này, máu đang tập trung cho quá trình co bóp thức ăn ở dạ dày. Nếu ngâm chân thì máu lại phải tham gia vào quá trình chuyển hóa xuống bàn chân, sẽ ảnh hưởng dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Do đó, ngâm chân phải ít nhất 1 tiếng sau khi ăn.
  • Nhiệt độ ngâm chân phải phù hợp, nên là 50 độ C. Việc nước quá nóng vừa có thể khiến bạn bị bỏng, vừa làm ảnh hưởng đến các mạch máu. Quá trình lưu thông máu sẽ bị gián đoạn, sức khỏe cũng bị gây hại.
ngâm chân phòng ngừa mất ngủ
Massage và dùng nước hoa quả sau khi ngâm chân sẽ giúp lưu thông máu huyết, lấy lại năng lượng
  • 15-20 phút cho một lần ngâm chân là thích hợp. Ngâm chân quá lâu sẽ gây tổn hại cho tim và não, vì máu chủ yếu tập trung đến các hai chân, tuần hoàn máu không đều. Đồng thời ngâm chân quá lâu còn thể bị ” nước ăn chân”, lở loét.
  • Sau khi ngâm chân xong, bạn nên massage chân nhẹ nhàng, sau đó mang tất ấm vào, chứ không nên đi ngủ ngay.
  • Uống một sữa tươi, hay nước ép hoa quả sau khi ngâm chân sẽ làm phát huiy công dụng khá tốt.

Đối tượng nào không được ngâm chân chữa bệnh mất ngủ

Mặc dù ngâm chân có nhiều công dụng, nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể ngâm chân. Một số bệnh lý có thể phản lại tác dụng của việc ngâm chân. Các đối tượng sau đây cần chú ý:

  • Người mắc bệnh viêm khớp, tắc nghẽn, xơ cứng động mạch: Đây là những người có tình trạng lưu thông máu kém, thường xuyên bị tắc nghẽn mạch máu. Do đó, việc ngâm chân có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, nguy cơ bị tắc nghẽn, xơ cứng mạch máu cao hơn.
  • Người bị giãn tĩnh mạch hay suy tĩnh mạch: Những người mắc các bệnh lý này cũng nên hạn chế việc ngâm chân. Nếu cần thiết phải dùng phương pháp này thì cẩn thận với nhiệt độ từ 20-40 độ C là vừa phải.
  • Phụ nữ đang mang thai: Ở thai phụ, máu rất cần thiết vừa cung cấp cho mẹ, vừa cho thai nhi. Do đó, khi ngâm chân trong nước nóng quá lâu sẽ làm máu không kịp lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi. Bên cạnh đó, nếu không cẩn thận, nhiệt độ nước quá nóng có thể khiến thai phụ bị sưng phù sẽ rất nguy hiểm.
ngâm chân giúp chữa mất ngủ
Người bị giãn tĩnh mạch, phụ nữ có thai hay bệnh nhân tiểu đường nên tránh ngâm chân vì có thể bị ảnh hưởng sức khỏe
  • Người bị bệnh tiểu đường: Bạn có biết một tổn thương nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho người bị tiểu đường? Bệnh nhân tiểu đường có thể bị thương bất cứ khi nào nếu nhiệt độ nước quá nóng, vì da, dây thần kinh hay lòng bàn chân rất nhạy cảm. Vết thương dù rất nhỏ cũng khiến họ bị lở loét, nhiễm trùng, khó hồi phục, thậm chí là ngoại tử, phải cắt bỏ.
  • Trẻ em đang dậy thì hay người có sức khỏe yếu: Với trẻ em chức năng trong cơ thể chưa hoàn thiện hết nên có thể bị thương khi ngâm chân. Người có vấn đề huyết áp, cảm sốt cũng không nên ngâm chân.

⇒ LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN:

+ Lựa chọn thời điểm ngâm chân thích hợp, không được ngâm chân sau khi vừa mới ăn xong trong khoảng 1 giờ trở lại. Bởi trong khoảng thời gian này cơ thể di chuyển phần lớn máu về đường tiêu hóa, nếu ngâm chân bằng nước nóng ngay sau khi ăn, số máu vận chuyển đến đường tiêu hóa sẽ chuyển xuống chân, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ gây thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, sau khi ngâm chân xong nên đi ngủ không nên thức quá khuya đồng thời cũng không nên ăn uống vào trong khoảng thời gian này để tránh đầy bụng gây khó ngủ.

CHIA SẺ THÊM:

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.

Bình luận

Ngâm chân chữa mất ngủ như thế nào đúng cách?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *