Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng ngủ đủ giấc, ngủ nhiều nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy bạn vẫn còn có cảm giác buồn ngủ, ngáp liên tục, mắt lờ đờ… thì đó không phải là vấn đề bình thường mà rất có thể là điềm báo về sức khoẻ của bạn không được bình thường. Triệu chứng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ  có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lí trong người. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ cảnh báo tình hình sức khỏe bạn đang mắc phải một số bệnh lý

11 nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Ngủ là một hiện tượng bình thường của mỗi người nhưng nếu bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm nhưng ban ngày vẫn còn buồn ngủ, ngáp liên tục,… thì đó không còn là một điều bình thường nữa và rất có thể đó chính là do một số nguyên nhân gây ra như:

1. Do thiếu máu:

Đối với những trường hợp bị chấn thương mất máu quá nhiều hoặc phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt bị rong kinh bị mất máu nhiều gây thiếu máu. Điều này sẽ làm cho bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ… kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp nếu không phát hiện ra vấn đề này.

2. Bị chứng ngưng thở trong khi ngủ:

Nhiều người cho rằng ngủ nhiều, giấc ngủ kéo dài hơn so với quy định (từ 9 tiếng trở lên) là tốt nhưng theo các nhà khoa học chứng minh, ngủ quá nhiều, giấc ngủ quá dài cũng sẽ dẫn đến chứng ngưng thở trong khi ngủ. Lúc này cơ thể của bạn sẽ ngừng thở trong khoảng 8-10 giây sẽ đánh thức não bộ từ đó cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ nhiều đi chăng nữa.

3. Ảnh hưởng tâm lí:

Việc căng thẳng, stress kéo dài trong nhiều ngày liền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ mặc dù trước đó bạn đã ngủ đủ giấc. Ảnh hưởng tâm lí sẽ làm chất lượng giấc ngủ giảm sút và sức khỏe ngày càng yếu đi.

buồn ngủ mặc dù đã ngủ nhiều
Vấn đề tâm lý luôn khiến bạn trong tình bạn không tỉnh táo, lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ, suy tư

Đặc biệt đối với những trường hợp bị căng thẳng mà không biết chia sẻ cùng ai thì bạn có thể tìm đến một bác sĩ tâm lý hoặc một người bạn thân thiết nào đó để tâm sự. Tuyệt đối tránh sử dụng các loại thuốc an thần khi chưa có sự cho phép của bác sĩ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của bạn.

4. Ăn uống thiếu chất:

Theo các chuyên gia y tế cho biết, một người bình thường hay vận động, làm việc nhiều nhưng lại ăn uống không đủ bữa (bữa no bữa đói) hoặc ăn uống quá khô khan không đảm bảo chất dinh dưỡng, ăn quá ít dẫn đến không đủ năng lượng hoạt động sẽ gây mệt mỏi, mất tập trung. Đặc biệt hơn, những thực phẩm nghèo dinh dưỡng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Chính vì thế, nếu nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, ăn không đúng bữa thì ngay bây giờ bạn nên cải thiện, cân bằng lại sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải, buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.

5. Cơ thể bị mất nước:

nguyên nhân buồn ngủ dù ngủ nhiều
Bất cứ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng phải bổ sung đủ nước. Thiếu nước sẽ gây mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ

Mệt mỏi, ngáp, hoa mắt, mất tập trung, buồn ngủ… cũng có thể là do cơ thể bị mất nước. Bất kể bạn đang làm việc trong môi trường nào đi chăng nữa (ngoài trời, trong nhà, ngồi máy lạnh…) cũng cần nước để hoạt động. Cụ thể nhất là sau một đêm ngủ dậy nếu để miệng khô thì bạn sẽ gặp phải tình trạng mất nước từ đó gây ra hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi trong ngày.

6. Bị suy tuyến giáp:

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ, chúng có chức năng điều khiển sự trao đổi chất, chuyển hoá thực phẩm thành năng lượng. Một khi tuyến giáp bị suy yếu thường gây mệt mỏi, mất tập trung và đau nhức cơ bắp và buồn ngủ (có thể ngủ từ 12-15 tiếng mỗi ngày).

7. Bệnh tiểu đường:

Một chế độ ăn uống không cân đối thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm có hàm lượng đường cao thì bạn có thể phải chịu cảnh mỏi mệt, buồn ngủ, ngủ nhiều và điều này cũng cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra ngay sức khoẻ.

Sau khi kiểm tra sức khoẻ nếu thật sự đúng như vậy ngay lập tức bạn cần giảm lượng đường tiêu thụ để cân bằng lượng đường trong máu.

8. Mắc bệnh viêm đường tiết niệu:

ngủ nhiều vẫn buồn ngủ
Viêm đường tiết niệu khiến cơ thể luôn mệt mỏi, đau rát, khó chịu

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp trong xã hội hiện nay. Bệnh không chỉ có những biểu hiện đau rát, buốt tại niệu đạo mà người bệnh còn gặp phải chứng mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền.

9. Bệnh tim mạch:

Mặc dù trước đó bạn đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn luôn có dấu hiệu mệt mỏi kèm theo buồn ngủ và khiến bạn không thể tập trung vào công việc của mình, đầu óc say sẫm thì đây có thể là do bạn đang mắc bệnh tim mạch và cần phải theo dõi, kiểm tra sức khoẻ để được chăm sóc và điều trị thích hợp.

10. Bệnh béo phì:

buồn ngủ nhưng đã ngủ nhiều
Quá trình làm việc của tế bào mỡ thừa ở người béo phì có thể gây buồn ngủ

Nguyên nhân chính khiến người béo phì lúc nào cũng đang trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ suốt cả ngày, đây có thể là tình trạng viêm mãn tính ở mức độ thấp. Các tế bào mỡ, đặc biệt là từ mỡ bụng, sản xuất các hợp chất miễn dịch gọi là cytokine thúc đẩy cơn buồn ngủ liên tục.

11. Mắc bệnh trầm cảm:

Bạn đang trong tình trạng luôn cảm thấy quá mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, mất tập trung, hay ngáp, buồn ngủ, mất ngủ hoặc đã ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ…. thì chứng tỏ bạn đang mắc phải bệnh trầm cảm. Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến tâm lí và chế độ sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ, cảm nhận về bản thân mình và những người xung quanh. Khi phát hiện chứng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ kèm theo các triệu chứng trên thì cần phải thăm khám và điều trị nhanh chóng, nếu để kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.

⇒ LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN:

Theo Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Đức Hinh chuyên gia đầu ngành về Thần kinh, nguyên Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

Hiện tượng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ được xác định là do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy bằng mắt thường chúng ta không thể xác định được đâu chính là nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị đúng đắn. Do đó, khi cơ thể gặp phải tình trạng ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ, hiện tượng này kéo dài trong nhiều ngày liền (từ 7-10 ngày) thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt , điều này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân một cách nhanh nhất để có cách điều trị thích hợp .Tuyệt đối không nên dùng nhiều loại thuốc tân dược khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị.

Hi vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nguyên nhân do đâu từ đó có hướng điều trị đúng bệnh, đúng thuốc nhằm khắc phục bệnh tận gốc.

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.

Bình luận

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nguyên nhân do đâu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *