Bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc phải làm sao?

Bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc phải làm sao đang là câu hỏi thắc mắc của các bậc phụ huynh khi chăm sóc con mình. Việc trẻ gặp phải những triệu chứng trên có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một loại bệnh lý nào đó. Do đó, việc cần thiết nhất ngay lúc này là các mẹ cần phải theo dõi, khắc phục những vấn đề trên một cách sớm nhất.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Lê Đức Hinh, chuyên gia đầu ngành về Thần kinh cho biết; Ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc là triệu chứng thường gặp ở nhiều trẻ hiện nay. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do môi trường sống, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn chỉnh, các mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc do trẻ tè ướt bỉm nhưng không thay, cũng có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh lí về tiêu hoá, bệnh còi xương, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, giun kim hoặc côn trùng cắn… gây nên. Đối với các dạng mất ngủ do tác động bởi yếu tố bên ngoài gây ra thì các mẹ nên áp dụng ngay 7 cách giúp bạn khắc phục hiệu quả chứng ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc ở bé 2 tuổi.

7 mẹo giúp khắc phục tình trạng bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc

1. Phòng ngủ cho bé phải đảm bảo:

Phòng ngủ của bé cần phải đảm bảo ấm áp về mùa đông và mát mẻ vào mùa hè (không nên dùng máy lạnh cho bé). Cần phải tắt hết đèn khi bé ngủ và nếu dùng đèn ngủ phải dùng màu tối và dịu để tránh chói mắt làm trẻ giật mình.

2. Cho bé ngủ chung giường với ba mẹ:

Theo các chuyên gia y tế, việc cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ là điều rất tốt nếu như cả hai vợ chồng đảm bảo sự an toàn và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm. Khi bé ngủ chung giường sẽ có cảm giác an toàn, không bị giật mình và quấy khóc.

Lưu ý: Khi cho trẻ ngủ chung giường, cha mẹ cần phải tập thói quen sinh hoạt giống với trẻ (ngủ cùng giờ với bé, thức cùng giờ, hạn chế nói chuyện trong lúc bé ngủ, hạn chế tiếng động….) giúp bé có giấc ngủ ngon giấc.

3. Cho trẻ uống sữa vừa đủ no trước khi ngủ:

 

Trước khi ngủ để tránh tình trạng bé đói bụng lúc nửa đêm, xuất hiện những biểu hiện trên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì các mẹ nên cho bé uống sữa vừa đủ no trước khi đi ngủ.

4. Bổ sung thực phẩm tốt cho giấc ngủ của bé:

Một số loại vitamin cần thiết bé như: Vitamin D, kẽm, vitamin nhóm B, thực phẩm giàu omega 3… có tác dụng điều trị chứng ngủ không ngon giấc, biếng ăn, phát triển hoàn thiện hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách tốt nhất. Ngoài ra, việc bổ sung đủ vitamin D giúp phòng tránh được bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.

5. Tắm cho bé trước khi ngủ:

Một giấc ngủ ngon giấc, thoải mái và lâu dài (đủ 8 tiếng) nếu như các mẹ chịu khó tắm cho bé trước khi bé đi vào giấc ngủ 30 phút. Điều này không chỉ giúp cơ thể bé luôn sạch sẽ, dễ chịu hơn mà còn phòng tránh được một số tác nhân gây bệnh viêm da cho trẻ.

Khi tắm cho bé các mẹ nên dùng nước ấm để tắm, sau khi tắm xong dùng khăn mềm lau khô cho bé rồi sau đó mặc đồ ngủ cho bé để bé có một giấc ngủ ngon hơn.

6. Massage cho bé trước khi ngủ:

Muốn bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc… ngoài những cách làm trên, các bậc phụ huynh nên dành ít nhất 15 -20 phút để massage tay, chân, bụng, lưng cho bé trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu dành  cho trẻ em lên vùng da chân hoặc bụng rồi dùng tay massage nhẹ nhàng theo vòng kim đồng hồ hoặc theo hướng từ ngoài vào trong.

7. Mặc bỉm loại ban đêm cho bé:

Trong lúc ngủ không may bé bị tè dầm khiến bé có cảm giác bị ẩm ướt khó chịu dẫn đến tình trạng bé bị giật mình, tỉnh giấc và quấy khóc nếu như chúng ta không để ý đến vấn đề này. Do đó, ngay từ hôm nay các mẹ cần theo dõi khi bé mặc bỉm ngủ, nếu bị tè hay ị thì nên thay bỉm ngay lập tức cũng như hạn chế hăm tã cho bé. Tuy nhiên, bạn nên làm trong im lặng, không nên đánh thức bé dậy nhé.

* CHÚ Ý: Sau khi thực hiện các giải pháp trên nhưng tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc vẫn thường xuyên xuất hiện và không có phần cải thiện thì rất có thể bé đang mắc phải bệnh lí nào đó bên trong cơ thể. Do đó, các mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ khám và hướng dẫn cách điều trị. Nhằm khắc phục tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn ở trẻ và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm xuất hiện ở trẻ do ảnh hưởng giấc ngủ.

CHIA SẺ THÊM:

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc phải làm sao?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *