Mất Ngủ Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, sức khỏe và tinh thần suy giảm nghiêm trọng… Để khắc phục được tình trạng này, người bệnh cần hiểu về bệnh mất ngủ kéo dài, nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài và cách điều trị hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu về những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Benh-mat-ngu
Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí lực

1. Bệnh mất ngủ kéo dài biểu hiện như thế nào?

Một người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Bởi vì giấc ngủ là thời gian cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi, tái tạo năng lượng, chuẩn bị cho những hoạt động trong ngày. Một giấc ngủ sâu mang lại sự thư giãn, sảng khoái khi thức dậy được coi là một giấc ngủ chất lượng.

Mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Giấc ngủ không đủ dài và không ngon giấc khiến cơ thể trở nên uể oải, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. Đáng lo ngại hơn, bệnh mất ngủ đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của mất ngủ kéo dài:

  • Đau đầu: Mất ngủ thường gắn liền với cảm giác đau đầu. Nguyên nhân xuất phát từ việc tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, gây tổn thương và căng thẳng. Thường thì những cơn đau đầu xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, đau nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Thiếu ngủ và ngủ không đủ sâu khiến cơ thể không có đủ thời gian, điều kiện để phục hồi năng lượng. Từ đó dẫn tới cảm giác uể oải, mệt mỏi và mất khẩu vị ăn uống.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bị mất ngủ kéo dài thường gặp khó khăn trong việc vào giấc ngủ, bất kể là giấc ngủ trưa hay tối. Đặc biệt, vào ban đêm, họ dễ tỉnh giấc và gặp khó khăn trong việc ngủ lại. Tình trạng này đi kèm với đau đầu, mệt mỏi và trạng thái tinh thần căng thẳng, khó chịu.
  • Suy giảm trí nhớ, khó tập trung: Mất ngủ kéo dài không được cải thiện kịp thời có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Đồng thời, khả năng tập trung vào các hoạt động hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Học sinh, sinh viên bị mất ngủ thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập.
  • Rối loạn tâm lý: Tình trạng mất ngủ kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Đôi khi, mất ngủ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tâm thần, đặc biệt là bệnh trầm cảm.

XEM NGAY: HẾT mất ngủ kinh niên, AN giấc mỗi đêm sau 10 năm trằn trọc nhờ bài thuốc quý

mat-ngu-keo-dai
Đau đầu, mệt mỏi, chán ăn là biểu hiện đi kèm của bệnh mất ngủ

2. Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài là yếu tố quan trọng trong quá trình tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài, bao gồm:

  • Áp lực trong công việc và cuộc sống: Stress là một trong những nguyên nhân chính gây ra mất ngủ kéo dài. Cuộc sống hiện đại đem lại nhiều áp lực và lo toan, làm cho con người rơi vào trạng thái lo lắng và mất ngủ. Nhất là nhóm người trẻ tuổi, họ thường phải đối mặt với nguy cơ mất ngủ do stress.
  • Sử dụng rượu và chất kích thích: Uống rượu, bia hoặc tiêu thụ các chất kích thích như caffeine trong cà phê có thể làm tăng hoạt động hệ thần kinh, gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ kéo dài.
  • Sử dụng thuốc: Lạm dụng một số loại thuốc như thuốc tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,… cũng có thể gây ra triệu chứng mất ngủ kéo dài.
  • Môi trường sống và thói quen sinh hoạt: Môi trường sống ô nhiễm và thói quen sinh hoạt không điều độ có thể gây mất ngủ. Nếu sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông hoặc công trình, chu kỳ giấc ngủ của con người sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý mãn tính có triệu chứng khó chịu dai dẳng, thường xuất hiện vào ban đêm, cũng có thể gây khó chịu và mất ngủ. Chẳng hạn như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mãn, phì đại tuyến tiền liệt,… Đặc biệt, nhóm người lớn tuổi dễ bị mất ngủ kéo dài do nguyên nhân này.

3. Mất ngủ kéo dài có nguy hiểm không?

Mất ngủ kéo dài có những tác động không tốt đến tâm sinh lý và cuộc sống hàng ngày của con người. Dưới đây là một số hậu quả của mất ngủ kéo dài:

  • Tác động đến tâm lý: Mất ngủ kéo dài có thể gây cảm giác cáu gắt, bực bội và làm giảm khả năng thích ứng trong cuộc sống.
  • Giảm khả năng tập trung và ghi nhớ: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ, làm giảm hiệu suất, chất lượng công việc, học tập.
  • Giảm thời gian phản ứng: Khi thiếu ngủ, người ta có thể buồn ngủ và gục đầu chợp mắt trong vài giây, đây là khoảng thời gian đủ để gây tai nạn, đặc biệt khi lái xe.
  • Vấn đề về thăng bằng: Mất ngủ kéo dài có thể gây mất thăng bằng và dễ té ngã.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mất ngủ kéo dài gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, béo phì và đái tháo đường.
  • Tác động tiêu cực lên làn da và tóc: Mất ngủ kéo dài có thể làm da mất sức sống, nổi mụn và làm mái tóc mất đi sự bồng bềnh.

ĐỪNG ĐỂ MẤT NGỦ KHIẾN BẠN MỆT MỎI

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

4. Cách điều trị chứng mất ngủ kéo dài

Có nhiều biện pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài. Vì mất ngủ kéo dài có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng nên cần tiến hành điều trị ngay từ sớm. Để điều trị mất ngủ kéo dài, việc kết hợp các phương pháp cải thiện triệu chứng và khắc phục nguyên nhân gây bệnh là cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

4.1. Dùng thuốc Tây điều trị mất ngủ kéo dài

Có một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được thực hiện theo sự hướng dẫn và chỉ định của chuyên gia y tế. Bạn cũng không nên sử dụng trong thời gian dài do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị mất ngủ:

  • Zolpidem: Một loại thuốc ngủ gắn kết với thụ thể GABA-A trong hệ thần kinh, giúp tạo ra tác dụng an thần và gây ngủ.
  • Eszopiclone: Thuốc này cũng thuộc nhóm thuốc gắn kết với thụ thể GABA-A, giúp giảm thời gian tiến vào giấc ngủ và tăng thời gian ngủ.
  • Zaleplon: Thuốc ngủ kháng histamin, hoạt động nhanh và ngắn ngủi, thích hợp cho những người khó vào giấc.
  • Doxepin: Một loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng chống histamin và cũng được sử dụng để điều trị mất ngủ.
  • Diphenhydramine: Một loại thuốc kháng histamin, thường được sử dụng để giảm triệu chứng dị ứng, nhưng cũng có tác dụng gây buồn ngủ.
  • Melatonin: Một hormone tự nhiên được sản xuất bởi cơ thể để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ-về, thường được sử dụng như một lựa chọn tự nhiên để cải thiện giấc ngủ.

Ngoài ra, nếu mất ngủ kéo dài do nguyên nhân bệnh lý như tăng huyết áp hoặc trào ngược dạ dày thực quản,… việc điều trị bệnh lý gốc cũng là phương pháp quan trọng để cải thiện mất ngủ.

thuoc-ngu-cuc-manh
Sử dụng thuốc Tây y trị mất ngủ cần có sự chỉ định của bác sĩ

4.2. Điều trị mất ngủ kéo dài bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ kéo dài do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những nguyên nhân phổ biến là suy giảm chức năng của các tạng phủ như Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, gây ra sự mất cân bằng tinh khí và thần trí trong cơ thể. Từ đó dẫn đến chứng mất ngủ. Y học cổ truyền cho rằng, mọi tạng phủ trong cơ thể đều có mối liên kết mật thiết với nhau, khi một tạng bị tổn thương, có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ khác theo mức độ khác nhau. Do đó, mọi tổn thương của các tạng phủ đều phản ánh lên thần sắc của người bệnh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị mất ngủ, việc xác định rõ nguyên nhân gốc bệnh là cực kỳ quan trọng để điều trị tận gốc.

Bên cạnh nguyên nhân trên, mất ngủ kéo dài cũng có thể do tình trạng tinh huyết không đủ hoặc do tà khí xâm phạm nhiễu động, gây ra sự bất ổn trong thần trí và sinh bệnh. Để điều trị mất ngủ, thuốc Đông y không chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng, mà còn cần định rõ nguyên nhân gốc bệnh để điều trị một cách toàn diện và tận gốc. Trong Đông y, chữa bệnh mất ngủ kéo dài được chia thành hai nhóm phương pháp chính:

  • Sử dụng thuốc Đông y chữa mất ngủ: Bao gồm sử dụng các phương thuốc cổ truyền hoặc thuốc dân tộc dựa trên kinh nghiệm truyền miệng.
  • Phương pháp chữa bệnh không sử dụng thuốc: Bao gồm các phương pháp như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân, xông tắm thảo dược và các phương pháp khác.

Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên dựa trên mức độ và tình trạng của bệnh nhân.

thuoc-dong-y-chua-mat-ngu-keo-dai
Một số vị thuốc chữa mất ngủ kéo dài hiệu quả

Dưới đây là một số ví dụ về vị thuốc Đông y và bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến để điều trị mất ngủ kéo dài:

  • Bài thuốc chữa mất ngủ kéo dài từ Tâm sen, Lá vông, Lạc tiên: Tâm sen (tim sen) có vị đắng, tính bình, tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị mất ngủ. Bạn có thể hãm trà hoặc sắc uống.
  • Bài thuốc chữa mất ngủ kéo dài từ Cùi nhãn: Cùi nhãn tươi có vị ngọt và được sử dụng để điều trị mất ngủ, đặc biệt ở người suy nhược cơ thể, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Sắc uống 20g Cùi nhãn trong 200ml nước, sử dụng hàng ngày.
  • Bài thuốc chữa mất ngủ kéo dài từ Củ bình vôi: Củ bình vôi có tính bình và được sử dụng để điều trị mất ngủ ở người gầy yếu, lo lắng, mất ngủ, suy nhược tinh thần. Thang thuốc bao gồm Củ bình vôi 8g; Nhân hạt táo chua (sao), Hạt sen, Long nhãn mỗi vị 10 – 15g; Lá vông 12g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
  • Bài thuốc chữa mất ngủ kéo dài từ Táo nhân: Táo nhân được sử dụng để chữa trị mất ngủ, lo lắng, tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt. Chuẩn bị 20g Táo nhân sao; 12g Tri mẫu và Phục linh; 8g Xuyên khung và Cam thảo 8g. Sắc uống hàng ngày.

Trên đây là những bài thuốc hỗ trợ cải thiện mất ngủ kéo dài được cha ông truyền lại. Tuy nhiên hiện nay những bài thuốc này không còn giữ được nguyên vẹn giá trị do sự thay đổi của thể bệnh và dược liệu. Người bệnh mất ngủ kéo dài nên sử dụng các bài thuốc thảo dược đã nghiên cứu bài bản. Một trong số đó là bài thuốc Định tâm An thần thang – Giải pháp “vàng” hỗ trợ điều trị mất ngủ được VTV2 đưa tin khuyên dùng.

Định tâm An thần thang – Liệu pháp hoàn chỉnh hạ gục bệnh mất ngủ mọi mức độ

Được nghiên cứu và hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Định tâm An thần thang được biết tới là giải pháp đột phá giúp hàng ngàn người bệnh tìm lại được giấc ngủ ngon, không tái phát. Bài thuốc quý hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội:

Cơ chế 2 trong 1 trị mất ngủ từ gốc, người bệnh lấy lại giấc ngủ tự nhiên 

Để hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công sưu tập và chọn lọc ra nhiều bài thuốc cổ phương trị mất ngủ được lưu giữ tại Trung tâm. Trong đó bài thuốc Quy tỳ thang của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông được lấy làm tiền đề phát triển. Bài thuốc Định tâm An thần thang tuân thủ chặt chẽ biện chứng luận trị của YHCT.

Cơ chế “2 trong 1” cho phép trị hoàn hảo tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ để dưỡng tâm, an thần giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ tự nhiên. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn chỉnh của 2 nhóm Trừ tà và Phục chính.

dinh-tam-an-than-than-chua-mat-ngu-hieu-qua
Sự kết hợp 2 nhóm thuốc cho tác động toàn diện đẩy lùi mất ngủ từ gốc

Nhóm thuốc trừ tà tấn công trực diện căn nguyên nguồn bệnh

  • Thành phần: Dạ giao đằng, lạc tiên, củ bình vôi, viễn trí, liên nhục,…
  • Tác dụng: Loại trừ tài khí gây nhiễu loạn thần trí, bảo hệ chính khí, thư giãn thần kinh, khắc phục chứng âu lo, tim đập nhanh.

Nhóm phục chính hỗ trợ biện chứng cho nhóm Trừ tà, bồi bổ cơ thể

  • Thành phần: Là sự góp mặt của nhiều thảo dược có tác dụng trị mất ngủ như Phục thần, bạch truật, toan táo nhân, hoàng kỳ,…
  • Tác dụng: Bồi bổ thể chất, tăng cường chính khí, cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết. Bài thuốc đi sâu vào dưỡng tâm, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bài thuốc Định tâm An thần thang chủ trị các chứng khó ngủ kinh niên, mất ngủ trầm trọng, bệnh đã chuyển sang thể mãn; cơ thể suy nhược, thần kinh giảm sút,… Người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị theo từng giai đoạn.

dinh-tam-an-than-thang-chua-mat-ngu-1
Người bệnh cảm nhận hiệu quả theo từng giai đoạn

Bài thuốc được bào chế theo dạng thang thuốc uống hoặc cao tinh chất. Người bệnh có thể linh hoạt mang theo bên người và sử dụng tiện lợi. Ngoài ra Trung tâm Thuốc dân tộc còn cung cấp dịch vụ sắc thuốc theo yêu cầu.

Định tâm An thần thang hội tụ gần 30 thiên dược quý cho phép trị an toàn, ai cũng dùng được 

Bài thuốc Định tâm An thần thang đặc trị mất ngủ lâu ngày với sự góp mặt của gần 30 thiên dược quý. Trong đó, nổi bật nhất là các vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, tăng cường tâm trí: Cây xuyên tim, củ bình vôi đỏ, phục thần, táo nhân, đại táo, viễn chí,…

Các thảo dược quý được kết hợp theo tỷ lệ vàng đảm bảo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ” trong Đông y. Bài thuốc cải thiện tình trạng khó ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn.

dinh-tam-an-than-thang-hoi-tu-thien-duoc-quy
Định tâm An thần thang kết hợp nhiều dược liệu quý hiếm

Mỗi vị thuốc góp mặt trong Định tâm An thần thang đều được chọn lọc kỹ lưỡng từ khu vườn chuyên canh thảo dược sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc. Quy trình nuôi trồng, sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO. Nhờ vậy, bài thuốc tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. 100% người bệnh sử dụng không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

Được chính thức đưa vào sử dụng cho toàn nhân dân từ năm 2016, đến nay bài thuốc quý trị mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người lấy lại giấc ngủ tự nhiên, không tái phát. Bài thuốc được giới thiệu trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh VTV2 là bài thuốc thảo dược hoàn chỉnh điều trị mất ngủ hiện nay:

Bác Hoàng Thị Lý (Phúc Thọ – Hà Nội) ngủ 5-7 tiếng mỗi đêm, không còn rối loạn lo âu:

Bác Hoàng Thị Đức (62 tuổi – Hà Nội) ngủ ngon giấc sau 10 năm mất ngủ kinh niên:

Nghệ sĩ Hương Dung chia sẻ về hiệu quả của bài thuốc Định tâm An thần thang:

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được kê đơn duy nhát bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh liên hệ với Trung tâm để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

CHIA SẺ VẤN ĐỀ MẤT NGỦ GẶP PHẢI ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ HỖ TRỢ NHANH NHẤT

ĐỪNG BỎ LỠ:

4.3. Các biện pháp hỗ trợ khác

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

CBT (Cognitive-Behavioral Therapy) được thực hiện để cải thiện thói quen và hành vi ngủ của con người khi gặp mất ngủ kéo dài. Liệu pháp này nhằm giúp người bệnh kiểm soát hoặc loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và nỗi lo khiến tỉnh táo dẫn đến mất ngủ. Những hành vi của liệu pháp CBT giúp người bệnh phát triển thói quen ngủ tốt, đẩy lùi  mất ngủ kéo dài.

Liệu pháp hành vi nhận thức bao gồm một số kỹ thuật đặc biệt tập trung vào việc điều trị mất ngủ kéo dài, bao gồm:

  • Kỹ thuật nhận thức: Ghi chép các lo lắng và băn khoăn trước khi đi ngủ, giúp người bệnh không suy nghĩ quá nhiều trong khi ngủ.
  • Kiểm soát kích thích: Loại bỏ các yếu tố gây cản trở giấc ngủ, chẳng hạn như đèn sáng, tiếng ồn hay thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
  • Hạn chế giờ ngủ: Liệu pháp này nhằm giới hạn thời gian ngủ, bao gồm việc tránh ngủ vào ban ngày. Mục đích làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, từ đó tăng dần thời gian giấc ngủ vào buổi tối.
  • Kỹ thuật thư giãn: Sử dụng các bài tập yoga, thiền, hay kỹ thuật kiểm soát hơi thở và nhịp tim để giảm căng thẳng cơ thể, thư giãn tâm trí trước khi đi ngủ.
  • Ý định nghịch lý: Thay vì cố gắng mạnh mẽ để ngủ, kỹ thuật này liên quan đến việc giữ cho bản thân tỉnh táo trên giường và không cố gắng quá đáng để ngủ. Điều này giúp giảm lo lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi vào giấc ngủ.

yoga-chua-ngu-chap-chon
Kỹ thuật tập yoga thư giãn

4.4. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

  • Tránh sử dụng caffeine, nicotine và rượu vào buổi tối: Caffeine và nicotine là những chất kích thích phổ biến có thể gây khó khăn khi cố gắng vào giấc ngủ. Rượu có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn tỉnh dậy giữa đêm.
  • Tăng cường sử dụng rau xanh, hoa quả, bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như tâm sen, mật ong, nụ hoa tam thất.
  • Tránh ăn quá nhiều hoặc ăn quá no vào buổi tối. Nếu cảm thấy đói trước khi đi ngủ, hãy ăn một khẩu phần nhẹ để giúp cơ thể dễ vào giấc ngủ hơn.
  • Thực hiện vận động và tập thể dục: Nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Từ đó cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ trong việc điều trị mất ngủ kéo dài. Bạn có thể thực hiện những động tác nhẹ nhàng của yoga hoặc thực hiện thiền định trước khi đi ngủ để tạo cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ vì nó có thể làm bạn khó vào giấc ngủ. Chuyên gia khuyến nghị nên tập thể dục ít nhất 3-4 giờ trước khi đi ngủ để tránh tác động ngược lại.

XEM THÊM: Cách chữa mất ngủ bằng Đông y hiệu quả và an toàn

5. Biện pháp phòng tránh chứng mất ngủ liên tục

Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra ở người trẻ do căng thẳng kéo dài và ở người lớn tuổi do tác động của tuổi tác, các bệnh lý đi kèm. Để phòng ngừa tình trạng mất ngủ, cần duy trì một nhịp sinh học ổn định, tạo thói quen ngủ tốt. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mất ngủ:

  • Thực hiện việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ hàng ngày.
  • Hạn chế ngủ trưa, không nên kéo dài quá 60 phút.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi hoặc sách điện tử trước khi đi ngủ. Bởi vì ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể làm bạn khó ngủ hơn.
  • Tránh sử dụng caffeine, nicotine, rượu bia và các chất kích thích khác vào cuối ngày.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
  • Tránh ăn quá no vào buổi tối và không ăn nhiều trước khi ngủ.
  • Tạo môi trường phòng ngủ thoải mái với ánh sáng tối, yên tĩnh và nhiệt độ không quá ấm hoặc quá lạnh.
  • Thực hiện thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, như: đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc ngồi thiền.
  • Nếu không thể vào giấc ngủ và không buồn ngủ, hãy thức dậy và làm một hoạt động tĩnh tâm (như đọc sách) cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
  • Nếu bạn hay bị thao thức và lo lắng, hãy viết ra danh sách công việc cần làm trước khi đi ngủ để giúp giảm căng thẳng, thoải mái hơn trước giờ ngủ.

Trên đây là thông tin về bệnh mất ngủ kéo dài và cách khắc phục. Đối với trường hợp mất ngủ lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị phải được theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ để tránh tác dụng phụ không mong muốn và làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

TIN LIÊN QUAN:

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.